EU hoàn tất việc rút khỏi Hiệp ước năng lượng vì các vấn đề khí hậu
Ảnh: REU |
Trong một tuyên bố, EU cho biết đã đi đến phê duyệt cuối cùng về việc EU và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom) rút khỏi Hiệp ước Hiến chương Năng lượng, sau khi Nghị viện châu Âu phê chuẩn trong phiên họp toàn thể cuối cùng vào tháng 4/2024.
Hiệp ước Hiến chương Năng lượng (ECT), được ký năm 1994 và có hiệu lực từ năm 1998, ban đầu được lập ra để thúc đẩy đầu tư quốc tế vào lĩnh vực năng lượng và trước đây đã đưa ra các biện pháp bảo vệ cho các nhà đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch. Hiệp ước về cơ bản cho phép các công ty dầu mỏ kiện các chính phủ để bồi thường cho khoản lợi nhuận bị mất, nếu họ cho rằng các chính sách năng lượng đã gây tổn hại cho hoạt động kinh doanh của họ.
Trong bối cảnh EU và các nền kinh tế phát triển khác đang tìm cách trung hòa carbon vào năm 2050, việc duy trì Hiệp ước này đã trở thành vấn đề đối với nhiều người trong số họ.
Năm ngoái, Ủy ban Châu Âu đã đề xuất phối hợp rút EU khỏi Hiệp ước, vì Hiệp ước này gần như không thay đổi kể từ khi được thống nhất vào những năm 1990 và không còn tương thích với tham vọng tăng cường khí hậu của EU theo Thỏa thuận Xanh châu Âu và Hiệp định Paris.
"Các quốc gia thành viên muốn tiếp tục là các bên ký kết sau khi EU và Euratom rút lui sẽ có thể bỏ phiếu trong Hội nghị Hiến chương Năng lượng sắp tới, dự kiến diễn ra vào cuối năm 2024, bằng cách chấp thuận hoặc phản đối việc áp dụng một thỏa thuận mới", EU cho biết.
Sau sự chấp thuận của tất cả các tổ chức và quốc gia thành viên EU, các quyết định rút lui của EU và Euratom, cũng như các quyết định về hiện đại hóa Hiệp ước Hiến chương Năng lượng, sẽ có hiệu lực kể từ 30/5.
Việc rút lui sẽ có hiệu lực một năm sau khi cơ quan chức năng nhận được thông báo về Hiệp ước.
Bình An
REU
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”
-
Nga dự kiến chi hơn 500 triệu USD xây dựng kho dự trữ kim loại quý