Đức đang đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế do mất nguồn khí đốt của Nga
Đây là kết quả do Viện nghiên cứu kinh tế IFO - một trong những viện có ảnh hưởng nhất ở Đức, công bố ngày 12/9. Ông Timo Wollmershäuser - Giám đốc nghiên cứu kinh tế tại IFO cho biết: “Chúng ta rơi vào tình trạng suy thoái mùa đông”. So với tháng 6, tăng trưởng kinh tế của Đức đã đi giảm 4 điểm.
Theo dự báo của IFO, một cuộc suy thoái kỹ thuật sẽ diễn ra vào quý đầu tiên của năm 2023, với GDP giảm 0,4% trong năm 2023 và giảm 0,2% trong quý 4 năm 2022.
Ông Timo Wollmershäuser giải thích: “Nga đã cắt giảm nguồn cung khí đốt vào mùa hè năm nay, khiến giá năng lượng bị đẩy cao ngất ngưỡng. Do đó, lạm phát trung bình sẽ tăng lên 9,3% trong năm tới. Vào năm 2022, mức tăng đã là 8,1%”.
Trong bối cảnh xung đột giữa Nga và EU do cuộc chiến ở Ukraine, ông lớn khí đốt Gazprom (Nga) đã giảm đáng kể sản lượng khí đốt giao qua đường ống Nord Stream 1, trước khi chính thức cắt nguồn vào đầu tháng 9.
Do đó, Đức phải chuyển hướng đến những nguồn cung khác, với giá cao hơn nhiều. Trước khi nổ ra chiến tranh Nga-Ukraine, 55% sản lượng khí đốt của Đức được nhập khẩu từ Nga.
Đây cũng là những yếu tố gây bùng nổ giá năng lượng.
IFO dự báo tình trạng này sẽ còn tiếp diễn. Viện phát biểu: “Các nhà cung cấp năng lượng sẽ phải thực hiện nhiều điều chỉnh đáng kể về giá điện và khí đốt trong giai đoạn đầu năm 2023”.
Ông Joachim Nagel - Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức cũng nhận định, Đức có thể sẽ rơi vào suy thoái từ quý 3 và 4 năm 2022, và tình trạng này sẽ duy trì cho đến đầu năm sau.
Theo IFO, tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên khoảng 11% trong quý đầu tiên của năm 2023, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức mua của các hộ gia đình.
Vào hôm 13/9, Chính phủ Đức đã thông qua gói biện pháp mới để giúp đỡ những hộ gia đình thiếu điều kiện nhất, nhưng chính sách này vẫn chưađủ để bù đắp vào sức mua của các hộ.
Ông Timo Wollmershäuser dự đoán: “Mức giảm lương thực tế, khoảng 3% trong năm nay và năm tới, sẽ là mức giảm cao nhất từng ghi nhận ở Đức từ năm 1970, khi Hệ thống tài khoản quốc gia ra đời”.
Tuy nhiên, theo kết luận, tình hình kinh tế có thể sẽ “bình thường hóa” trở lại vào năm 2024 với “mức tăng trưởng đạt 1,8% và lạm phát tăng 2,5%”.
OPEC lạc quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu |
Luật Dầu mỏ mới của Nigeria tác động tích cực tới kinh tế xã hội |
Những phát biểu đáng chú ý của Tổng thống Nga tại EEF 2022 |
Ngọc Duyên
AFP
-
Tin tức kinh tế ngày 21/10: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%
-
Giá khí đốt châu Âu tăng cao khi Israel chuẩn bị trả đũa sau cuộc tấn công
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới ổn định ngày đầu tuần
-
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần