Đức nỗ lực củng cố ngành công nghiệp điện gió
Đức nỗ lực củng cố ngành công nghiệp điện gió (Ảnh: Reuters) |
Bộ Kinh tế Đức cho biết, Berlin sẽ mở rộng quy mô chương trình chuyển đổi bền vững của Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) để bao gồm các khoản bảo lãnh, do cần khoảng 16 tỷ euro (17,34 tỷ USD) tiền bảo lãnh để tăng sản lượng vào năm 2030.
Các biện pháp này cũng sẽ mở rộng quy mô của các công ty có nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng để các công ty này có thể truy cập vào các cơ sở phát điện.
Người phát ngôn của Bộ Kinh tế cho biết, các biện pháp sẽ được triển khai ngay lập tức và có kế hoạch đánh giá hiệu quả ban đầu vào đầu năm 2025.
"Chúng ta phải tiếp tục cải thiện các điều kiện để duy trì sức cạnh tranh của ngành này và đảm bảo tạo ra giá trị trong tương lai tại Đức và châu Âu. Các biện pháp này là một bước đi quan trọng", Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho biết trong một tuyên bố, sau cuộc họp với các đại diện trong ngành tại Berlin vào thứ Tư (16/10).
Kế hoạch này cũng nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các thành phần quan trọng như nam châm vĩnh cửu, trong đó hơn 90% hiện có xuất xứ từ quốc gia này. Bộ này cho biết ngành công nghiệp sẽ xây dựng lộ trình để đạt được mục tiêu vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025.
Chính phủ Đức có kế hoạch sử dụng các công cụ pháp lý hiện có của EU như: Quy định về trợ cấp nước ngoài và các biện pháp bảo hộ thương mại truyền thống như quy định chống bán phá giá và chống trợ cấp để đảm bảo cạnh tranh công bằng.
Căng thẳng đang gia tăng giữa Bắc Kinh và EU, thị trường điện gió lớn nhất thế giới. Ủy ban châu Âu đã mở cuộc điều tra vào tháng 4/2024 về việc liệu các công ty Trung Quốc có được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp “không công bằng hay không”.
Các chuyên gia trong ngành cho biết việc sử dụng tuabin Trung Quốc là điều tất yếu để đáp ứng mục tiêu năng lượng tái tạo năm 2030 của EU. Brussels ước tính rằng ít nhất 37 GW điện gió mới cần được bổ sung hàng năm, so với 17 GW được bổ sung vào năm 2023.
Tuy nhiên, châu Âu, với kinh nghiệm trong quá khứ khi các ngành công nghiệp quan trọng bị rơi vào tay đối thủ cạnh tranh nước ngoài được trợ cấp mạnh, quyết tâm tránh kết cục tương tự trong lĩnh vực điện gió.
D.Q
Reuters
-
Đức nỗ lực củng cố ngành công nghiệp điện gió
-
Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Singapore mong muốn hợp tác với Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển điện gió ngoài khơi
-
CIP chuẩn bị xây dựng hệ thống pin lưu trữ năng lượng quy mô lớn đầu tiên tại Chile