Dự án "Con đường tơ lụa" mới của Trung Quốc đã có đối thủ
Tham vọng “Con đường tơ lụa mới” của Bắc Kinh |
Giấc mộng Trung Hoa trên "con đường tơ lụa" mới? |
Đại diện ngoại giao châu Âu Federica Mogherini (trái) nói về dự án Chiến lược kết nối châu Á |
Theo các nhà soạn thảo dự án mang tên “Chiến lược kết nối châu Á - Asia Connectivity Strategy”, kế hoạch này nhằm mục tiêu cải thiện mạng lưới năng lượng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc bằng kỹ thuật số, đồng thời cổ vũ cho việc bảo vệ môi trường và tôn trọng chuẩn mực lao động.
Liên minh châu Âu nhấn mạnh rằng mô hình của họ không nhằm đáp trả bất kỳ một ai, nhưng giới quan sát đều cho rằng dự án của EU sẽ là một đối thủ của "Con đường tơ lụa" mới của Trung Quốc. Từ năm 2013, Trung Quốc đã quảng bá sáng kiến "Con đường tơ lụa" mới, với tên gọi chính thức là “Vành đai và Con đường”, như một cách thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Kế hoạch nhằm mục tiêu kết nối giữa châu Á, châu Phi và châu Âu, xa hơn nữa thông qua chi nhiều tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng, đường xá, cảng biển, tuyến xe lửa khắp thế giới.
Theo AFP, chiến lược châu Á mới của EU được đưa ra sau khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker kêu gọi Liên minh châu Âu có một chính sách ngoại giao mạnh mẽ hơn, đẩy mạnh kinh tế của khối, đối mặt không chỉ với chủ trương “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump, mà cả với sự can dự của Trung Quốc ở châu Phi cũng như châu Á.
Đại diện ngoại giao châu Âu Federica Mogherini cho biết là các cuộc thảo luận đã mất hàng tháng trời với một số quốc gia châu Á để họ “chú ý đến cách làm của châu Âu”. Trả lời báo chí, bà Mogherini xác định rằng mục đích của châu Âu là tạo công việc làm, tăng trưởng, sao cho có lợi cho các cộng đồng tại chỗ. Bà nói thêm: “Tôi không muốn nói là điều đó có khác với đề nghị của ai khác hay không, nhưng đó là đề nghị của chúng tôi”.
Maaike Okano-Heijmans, chuyên gia về quan hệ Á-Âu thuộc viện Clingendael Institute (Hà Lan), đánh giá đây là bước đi rất quan trọng sau khi châu Âu bị chỉ trích là quá chậm chạp trong việc mở rộng ảnh hưởng sang châu Á thời gian qua. “Thách thức bây giờ là châu Âu làm thế nào là biến nó thành một cái gì có tính thực chất mà một số quốc gia có thể chọn lựa”, ông Okano-Heijmans trả lời AFP.
Vào đầu tháng 9 này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói là thương mại của Trung Quốc với các nước tham gia "Con đường tơ lụa" mới đã vượt mức 5 ngàn tỷ đôla, trong đó có hơn 60 tỷ đôla đầu tư trực tiếp. Thế nhưng, một số nước đã bắt đầu lo sợ những ràng buộc gắn với các món tiền vay của Trung Quốc.
G.K
AFP
-
Nga đòi bồi thường hơn 1 tỷ đô la từ gã khổng lồ dầu mỏ Anh
-
Triển vọng thị trường khí đốt châu Âu vẫn còn eo hẹp
-
Chiến dịch bảo vệ rừng của châu Âu gặp trở ngại gì?
-
EU thắt chặt quy định các dự án hydro để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc
-
EU sẽ không tham gia đàm phán về việc trung chuyển khí đốt qua Ukraine
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau thảo luận tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam
-
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực
-
Bổ sung chính sách thu hút nhà đầu tư khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
-
Bay chặn, ép hạ cánh với tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam