Dòng vốn FDI đổ vào các dự án mới giảm mạnh
Nhờ vào động thái quyết liệt của Chính phủ trong việc giải quyết ách tắc đầu tư công, cùng chủ trương thúc đẩy đầu tư nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, trong quý 2/2020, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện ước tính đạt 481,2 nghìn tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn khu vực nhà nước tăng 7,8%; khu vực ngoài nhà nước tăng 4,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 2,4%.
Trong quý 2 khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 2,4% |
Còn tính chung 6 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 3,4% và bằng 33% GDP. Bao gồm: Vốn khu vực nhà nước chiếm 32,2% tổng vốn và tăng 7,4%; vốn khu vực ngoài nhà nước chiếm 44,2% và tăng 4,6%; trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 3,8%.
Có thể thấy trong nửa đầu năm 2020, do quá trình đẩy nhanh đầu tư công, tăng trưởng đầu tư của khu vực nhà nước đang giúp bù đắp khu vực ngoài nhà nước, tuy vậy, đây có thể không phải là xu hướng lâu dài mà chỉ là biện pháp tình thế trong thời điểm khó khăn do dịch bệnh. Dự báo trong tương lai, khu vực ngoài nhà nước sẽ tiếp tục chi phối trên bình diện đầu tư.
Là một trong số các quốc gia may mắn kiểm soát được dịch từ sớm, Việt Nam không bị gián đoạn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong quý 2, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới chỉ đạt 2,94 tỷ USD nhưng vốn đăng ký bổ sung đạt 2,62 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong quý 2 đạt 4,75 tỷ USD, tăng 22% (năm 2019 đạt tương ứng là 4,98 tỷ USD, tăng 20,8%). Tính chung 6 tháng đầu năm, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới đạt 8,43 tỷ USD, tăng 14%; vốn đăng ký bổ sung tăng 28,4%.
Vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng chảy mạnh vào các dự án đã được cấp phép và đang được triển khai, trong khi vốn đổ vào các dự án mới giảm mạnh, một điều không phổ biến với FDI ở Việt Nam. Nguyên nhân hiện tượng này, theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) là do các doanh nghiệp không chuyển lợi nhuận ra nước ngoài mà giữ lại tái đầu tư ở Việt Nam dưới dạng vốn bổ sung, có xu hướng cam kết hơn với các dự án đã được phát triển tại Việt Nam.
Trong khi đó, cũng theo VEPR, vốn đăng ký mới giảm mạnh trong quý 2 có thể do niềm tin kinh doanh bị giảm tạm thời do cú shock từ Covid-19, nhưng với xu hướng cam kết sâu vào thị trường Việt Nam, các dự án mới có thể quay trở lại sau khi thế giới kiểm soát được bệnh dịch.
"Đây là lúc cần xem xét lại các yếu tố về ưu đãi thuế với các doanh nghiệp FDI, loại bỏ các ưu đãi dư thừa để đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh" - VEPR cho hay.
Trong 6 tháng đầu năm nay, ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí thu hút lượng vốn FDI lớn nhất, với số vốn đăng ký đạt 4 tỷ USD, chiếm 47,4% tổng vốn đăng ký cấp mới. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3,6 tỷ USD, chiếm 42,3%; các ngành còn lại đạt 864,5 triệu USD, chiếm 10,3%.
Xét về các đối tác có dòng vốn FDI mạnh mẽ nhất vào Việt Nam, trong số 45 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,3 tỷ USD, chiếm 51,3% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc với 950,1 triệu USD, chiếm 11,3%; Đài Loan 775,2 triệu USD, chiếm 9,2%.
Với các diễn biến phức tạp gần đây trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các nước khác, việc Trung Quốc tăng đầu tư vào Việt Nam, theo VEPR nên được xem xét thận trọng, tránh để nước ta trở thành nước trung gian để Trung Quốc xuất khẩu sang các thị trường khác. Thêm vào đó, các vấn đề liên quan đến môi trường, bảo hộ lao động và chất lượng công nghệ cũng nên được đặc biệt xem xét với các dự án FDI từ Trung Quốc.
P.V
Dòng vốn FDI tháng 1 ước tính đạt 1,6 tỷ USD |
Cảnh báo công nghệ lạc hậu theo dòng vốn FDI Trung Quốc đang “sơ tán” sang Việt Nam |
Xu hướng doanh nghiệp FDI nhỏ lẻ đầu tư vào Việt Nam |
-
Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI trong 9 tháng năm 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 13/9: Samsung rót thêm 1,8 tỷ USD vào Bắc Ninh
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Vốn FDI 7 tháng đầu năm tăng gấp 3,4 lần cùng kỳ
-
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8/2024
-
Tin tức kinh tế ngày 16/7: Hàng tỷ USD vốn FDI từ Hàn Quốc sắp "rót" vào Việt Nam
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?