Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đào tạo liên thông, liên kết: Càng phạt, càng sai!

07:00 | 12/06/2013

922 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thanh tra Bộ GD-ĐT vừa công bố hàng loạt sai phạm của các trường ĐH trong nước liên quan tới liên kết đào tạo, quản lý văn bằng, đào tạo liên thông, liên kết... Trong đó, có trường đã phải chịu mức phạt hành chính lên tới hơn 100 triệu đồng. Tuy nhiên, với mức phạt như trên khiến nhiều ý kiến băn khoăn về khả năng ngăn chặn triệt để sai phạm này.

>> Vi phạm tuyển sinh, hủy kết quả trúng tuyển

>> Lại thêm ĐH, CĐ bị “tuýt còi” tuyển sinh

Liên tục sai phạm

Được coi là cơ hội tốt cho những ai có nhu cầu học tập cao hơn, các khóa đào tạo liên thông, liên kết được các trường liên tục mở ra để thu hút thí sinh, đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh mạnh ở hệ chính quy, khiến nhiều trường rơi vào tình trạng khó khăn trong tuyển sinh và chính điều này cũng dẫn tới hàng loạt sai phạm vừa được Thanh tra Bộ GD-ĐT xử lý. 

Điển hình là trường hợp trường CĐ ASEAN trong hoạt động liên kết đào tạo liên thông. Trường CĐ ASEAN thông báo, tuyển sinh, tổ chức liên kết đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, cấp bằng chính quy ngành Dược với Trường Trung cấp Vạn Tường (TP. HCM) và Trường Trung cấp Việt Anh (Nghệ An) với số lượng sinh viên là 703 người. Tuy nhiên, trường đã tổ chức liên kết đào tạo và đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH khi không được các cơ quan có thẩm quyền cho phép .

CĐ ASEAN là một trong những trường vi phạm liên kết, liên thông đào tạo.

 

Khi các vi phạm bị phát hiện, Nhà trường đã báo cáo không trung thực; bất chấp các cảnh báo và xử phạt của Bộ GD-ĐT, thể hiện thái độ coi thường pháp luật và các cơ quan quản lý nhà nước, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Do vậy, Thanh tra Bộ GD-ĐT yêu cầu Trường CĐ ASEAN chấm dứt mọi hoạt động tuyển sinh, đào tạo ngành Dược tại TP. HCM, Nghệ An và các địa điểm khác ngoài trường (nếu có).

Trường hợp bị xử phạt cao nhất trong tháng 5 vừa qua là trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân với số tiền 102,5 triệu đồng do thu nhận hồ sơ, tổ chức thi tuyển sinh để đào tạo liên thông trình độ trung cấp, cao đẳng, cao đẳng nghề lên trình độ đại học hệ chính quy ngành Quản trị kinh doanh đợt tháng 12/2012 và đợt tháng 4/2013 khi không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 

Cụ thể, trường này tuyển sai đối tượng 29 thí sinh đợt tháng 4/2013, vi phạm quy định, tổ chức đào tạo 2 lớp liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng, cao đẳng nghề lên trình độ đại học hệ chính quy chuyên ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh với 97 sinh viên từ tháng 12/2012 khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 

Ngoài xử phạt hành chính, Thanh tra Bộ GD-ĐT buộc trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân hủy kết quả thi tuyển sinh từ trung cấp, cao đẳng lên đại học chính quy của kỳ thi tuyển sinh ngày 21/4/2013 và khắc phục hậu quả đối với các thí sinh đã dự thi; Chấm dứt việc đào tạo đối với các khóa đang liên kết đào tạo liên thông trình độ trung cấp, cao đẳng lên đại học hệ chính quy tại Trung tâm dạy nghề quận Bình Tân và khắc phục hậu quả đối với sinh viên đã đào tạo trái phép.

Bên cạnh đó, trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bị xử phạt 60 triệu đồng do tuyển sinh các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài sai đối tượng theo các quyết định cho phép thực hiện chương trình của Bộ GD-ĐT. Thanh tra Bộ buộc trường ĐH Kinh doanh  và Công nghệ Hà Nội phải kiểm tra, rà soát, cho thôi học và trả lại các khoản tiền đã thu cho người học, chịu mọi chi phí cho việc trả lại đối với số sinh viên đã tuyển sai đối tượng.

Phạt nhẹ nên khó răn đe

Ngoài những sai phạm, yếu kém trong hoạt động liên thông đào tạo thì hoạt động liên kết đào tạo, nhất là liên kết với các cơ sở nước ngoài của các trường ĐH-CĐ cũng có nhiều sai phạm mang tính hệ thống.

Mặc dù thời gian qua, Chính phủ cũng như cơ quan quản lý nhà nước là Bộ GD-ĐT đã triển khai nhiều giải pháp để chấn chỉnh những yếu kém của lĩnh vực này, tuy nhiên hiệu quả chưa đáng là bao. Những hạn chế, nguy cơ, rủi ro của hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài vẫn đầy rẫy khi nhiều trường cố tình thực hiện sai phép và vô tình khiến người học lãnh đủ hậu quả.

Trong đó, một trong nguyên nhân được chỉ ra là do công tác thanh tra, kiểm tra trong liên kết đào tạo với nước ngoài của ngành GD-ĐT chưa đủ rộng khắp và kịp thời dẫn tới tình trạng liên kết “chui” không xin phép của một số đơn vị. Đặc biệt, tình trạng liên kết “chui”, không phép còn diễn ra ở một số viện nghiên cứu tư nhân, trung tâm và một số cơ sở khác không có chức năng đào tạo, không đáp ứng được các điều kiện về liên kết đào tạo với nước ngoài.

Những sai phạm trong đào tạo gây ảnh hưởng không nhỏ tới người học.

 

Ngoài ra, công tác thẩm định năng lực của đối tác liên kết còn chưa sâu sát dẫn đến có trường hợp tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài không bảo đảm, nhiều chương trình liên kết của một số trường ĐH chưa được kiểm định chất lượng nhưng vẫn được đưa vào hoạt động tại Việt Nam. Thực tế này đang đòi hỏi ngành GD-ĐT phải mạnh tay hơn trong việc xử lý sai phạm, không thể xử lý theo kiểu “phạt rồi cho tồn tại”.

Bên cạnh đó, mặc dù mức phạt đối với việc liên kết đào tạo, liên thông sai phạm có thể lên tới hàng trăm triệu, nhưng quá nhỏ so với lợi nhuận và hậu quả mà những vi phạm ấy gây ra. Với trường hợp liên kết đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ CĐ ngành Dược ở ngoài trường cấp bằng chính quy với 198 sinh viên khi chưa có văn bản cho phép của UBND tỉnh Nghệ An và của Bộ GD-ĐT, trường CĐ ASEAN lại chỉ phải chịu mức phạt là … 35 triệu đồng.

Trong khi đó, việc này đã gây xáo động, đứt quãng quá trình học tập với gần 200 sinh viên của CĐ ASEAN và gây những tác động xấu tới tâm lý cũng như vấn đề tài chính của gia đình thuộc những trường hợp này. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự với 141 sinh viên chưa đủ điều kiện đào tạo liên thông của trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội.

Bàn về mức phạt quá thấp so với hậu quả để lại của những trường nói trên, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT thừa nhận mức phạt này là chưa hợp lý.

“Hiện tại chúng tôi thực hiện việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo Nghị định 49 của Chính phủ. Tuy nhiên, do được quy định từ nhiều năm trước (NĐ 49 ban hành từ năm 2005) nên các mức phạt đưa ra đến nay không còn phù hợp với việc cảnh cáo, ngăn chặn các sai phạm trong lĩnh vực đào tạo. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã trình Chính phủ bổ sung, sửa đổi Nghị định này để đưa ra mức phạt phù hợp thực sự có tác dụng răn đe” - ông Nguyễn Huy Bằng cho biết.

Khánh An