Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đa số người dân đồng thuận hạn chế phương tiện cá nhân

20:21 | 25/03/2017

1,230 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
“Qua khảo sát trực tiếp hơn 16.000 người thì có tới 85% ý kiến đồng thuận với việc hạn chế phương tiện cá nhân, tập trung vào các quận nội thành. 96% người được hỏi ủng hộ việc xử lý lấn chiếm vỉa hè” - ông Lê Đỗ Mười, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển Giao thông Vận tải nói.

Sớm loại xe máy khỏi thành phố

Tại buổi tọa đàm "Vỉa hè - chống ùn tắc và trách nhiệm công dân" vào ngày 24/3, ông Lê Đỗ Mười - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển Giao thông Vận tải nói: “Qua khảo sát trực tiếp hơn 16.000 người thì có tới 85% ý kiến đồng thuận với việc hạn chế phương tiện cá nhân, tập trung vào các quận nội thành. 96% người được hỏi ủng hộ việc xử lý lấn chiếm vỉa hè. Đây là những con số rất đáng mừng, cho thấy nhận thức của người dân về vấn đề này đã có sự thay đổi rõ rệt”.

Ông Mười cũng cho biết, Viện Chiến lược đang cùng với Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội xây dựng đề án phát triển giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cơ giới cá nhân.

da so nguoi dan dong thuan han che phuong tien ca nhan
Ảnh minh họa

Có mặt tại tọa đàm, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết: “Muốn giảm ùn tắc, phải phát triển giao thông công cộng và hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Khi nào chúng ta làm được điều đó, mới giảm ùn tắc bền vững”.

Là người luôn trăn trở với đề xuất hạn chế, tiến tới loại bỏ xe máy ra khỏi nội thành Hà Nội và Hồ Chí Minh, chuyên gia giao thông Lương Hoài Nam nói: “Tôi rất phấn khởi khi nghe Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cam kết dự kiến loại bỏ xe máy tại một số quận nội thành trong giai đoạn 2025-2030. Thành phố Hồ Chí Minh cũng sớm triển khai lộ trình như thế. Hai đầu tàu nên đồng hành tạo thế đẩy nhanh việc này”.

Ông Nam cũng cho rằng, để người dân tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không còn nhu cầu sử dụng xe máy thì phải có đủ xe buýt. Tuy nhiên khi phát triển mạng lưới xe buýt sẽ nảy sinh vấn đề tranh chấp hạ tầng giao thông. "Xe buýt và xe máy không thể đi chung trên cùng một làn đường. Chỉ nên chọn 1 loại phương tiện. Muốn xe buýt phát triển phải có làn đường riêng" - ông Nam nhấn mạnh.

Ưu tiên phát triển giao thông công cộng

Cũng tại buổi tọa đàm, các chuyên gia giao thông đưa ra ý kiến về việc Hà Nội và các địa phương có nên tổ chức xe khách trong cự ly 100km mà vận hành như xe buýt? Nêu ý kiến về nội dung này, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia nhận định: Các xe nối đuôi nhau chạy như xe buýt sẽ giảm được nhiều bức xúc trong việc sắp xếp lốt xe, tranh giành giờ đẹp. Người dân cũng không vất vả đi xe máy khi đi lại bằng xe buýt thuận tiện, giá rẻ.

Mặt khác, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng nên nghiên cứu theo hướng lấy làn đường trong cùng để phát triển giao thông xe buýt. Kinh nghiệm từ các nước cho thấy, với mô hình hiện nay Hà Nội đang áp dụng, lấy làn ngoài cùng dành cho BRT sẽ rất khó thành công.

Theo ông Vũ Văn Viện, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cùng Bộ Giao thông Vận tải triển khai hệ thống vận tải công cộng số lượng lớn. Hà Nội hiện có gần 100 tuyến buýt kết nối tất cả các vùng miền của thành phố. So với các tỉnh, thành phố khác, kể cả thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội vẫn tự hào có hệ thống xe buýt tương đối tốt.

“Cùng với việc xây dựng tuyến vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, Hà Nội phải nâng cao chất lượng xe buýt, mở rộng mạng lưới và phạm vi hoạt động. Đến năm 2020, theo quy hoạch xe buýt phải đáp ứng 20-25% nhu cầu đi lại của nhân dân, hiện mới có 14-15%. Nhưng không chỉ phát triển về số lượng mà phải làm sao để hành khách hài lòng về chất lượng như xe buýt mới, chất lượng tốt, wifi miễn phí, nhân viên phục vụ tốt hơn, an toàn hơn” - ông Viện bày tỏ quan điểm.

Hinh Hùng