Cựu Chủ tịch Sacombank hưởng trái ngọt từ mía
Ông Đặng Văn Thành. |
Theo thông tin tìm hiểu của Petrotimes thì ông Đặng Văn Thành sinh năm 1960 và là người gốc Hoa. Ông tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh bắt đầu bước vào nghiệp kinh doanh với cở sở sản xuất cồn, CO2 và mật rỉ đường. Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, công việc làm ăn thuận lợi và phát đạt đã giúp ông Thành từng bước “xâm nhập” lấn sang lĩnh vực tài chính và đỉnh cao chính là tạo dựng lên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín-một trong những Ngân hàng TMCP lớn nhất cả nước.
Về sự ra đời của Sacombank thì phải kể đến việc năm 1991, sau một thời gian kinh doanh và đạt nhiều thành công trong lĩnh vực sản xuất cồn, CO2 và mật rỉ đường, ông Thành đã thành lập Hợp tác xã tín dụng Thành Công và giữ chức vụ Chủ nhiệm. Cơ sở kinh doanh cồn từ ngày khởi nghiệp, ông Thành tin tưởng giao lại cho vợ nắm giữ. Nhờ nắm bắt cơ hội nhanh và táo bạo, hợp tác xã tín dụng tiếp tục tạo dựng được tên tuổi. Nhiều người tìm đến với Thành Công như một sự uy tín, một niềm tin để thực hiện các hoạt động cho vay và đi vay vốn.
Và chỉ vài tháng sau, Sacombank chính thức trở thành ngân hàng cổ phần với vốn điều lệ 3 tỉ đồng. Dưới sự chèo lái của ông, trong suốt những năm sau đó, Sacombank không ngừng lớn mạnh và từng bước xác lập số vốn lên tới chục ngàn tỉ. Sacombank cũng được biết tới là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương.
Trong khi đó, vợ của ông Thành, bà Huỳnh Bích Ngọc vẫn nắm giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sản xuất thương mại Thành Thành Công, cơ sở sản xuất cồn, CO2 và mật rỉ đường mà gia đình có trước đó.
Tuy nhiên, đến năm 2012, sau một loạt những biến cố, ông Đặng Văn Thành chính thức rời Sacombank-rời bỏ “đứa con” mà ông đã dày công gây dựng suốt 20 năm-và quay trở lại lĩnh vực mà ông đã khởi đầu.
Trở lại với lĩnh vực mía đường, ông Thành như thể “cá gặp nước”, với chiến lược và định hướng kinh doanh đúng đắn, Công ty Cổ phần Sản xuất thương mại Thành Thành Công đã liên tục gặt hái được thành công. Một loạt các thương vụ mua-bán, sáp nhập đã được Thanh Thành Công thực hiện. Đó là việc sáp nhập Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC) được sáp nhập vào Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) tháng 9/2015. Là Đường Ninh Hòa (NHS) được sáp nhập vào Đường Biên Hòa (BHS) 2 tháng sau đó…
Được biết, hiện Đường Biên Hòa và Thành Thành Công Tây Ninh hiện đang là 2 doanh nghiệp đầu mối sản xuất đường của Thành Thành Công và cũng từng bước khẳng định vị thế hàng trong lĩnh vực mía đường. Điều này được khẳng định khi cổ phiếu Đường Biên Hòa, Thành Thành Công Tây Ninh liên tục tăng giá, đạt mức lần lượt là 20.000 đồng/cổ phiếu và 30.000 đồng/cổ phiếu-đây đều là những mức giá cao kỷ lục của SEC và SBT.
Đáng chú ý, vốn hóa của Thành Thành Công Tây Ninh hiện đã lên tới hơn 5.200 tỉ đồng và được xác định gấp tới 8 lần vốn của một công ty mía đường lớn khác trong ngành mía đường là Mía đường Lam Sơn.
Sự khởi sắc của Thành Thành Công, mà cụ thể là SEC và SBT thời gian qua, cùng với diễn biến giá đường tăng mạnh trong năm 2015 và dự kiến trong năm 2015, giới đầu tư nhận định, giá trị cổ phiếu SEC và SBT sẽ tiếp tục xác lập những kỷ lục mới. Và điều này sẽ giúp khối tài sản của gia đình họ Đặng danh tiếng một thời tăng thêm hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đồng.
Có thể thấy rằng, sau quãng thời gian thăng trầm với lĩnh vực ngân hàng, ông Đặng Văn Thành đang được hưởng trái ngọt từ lĩnh vực mía đường.
Hà Lê
-
BRICS hấp dẫn thế nào mà hơn 30 quốc gia "săn đón"?
-
Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
-
[Infographic] Vì sao nói áp thuế VAT phân bón 5% nông dân được thụ hưởng?
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 24/10: Giá dầu thế giới lấy lại đà tăng
-
Giá dầu hôm nay (24/10): Dầu thô tăng trong phiên