Cuba bắt đầu chấp nhận hệ thống thanh toán MIR của Nga
Lạm phát tại Pháp tăng cao kỷ lục |
Xuất khẩu của Mỹ sang Nga giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm |
Thẻ thanh toán quốc tế MIR và đồng rúp của Nga (Ảnh: TASS) |
Logo hệ thống thanh toán quốc tế MIR của Nga đã bắt đầu xuất hiện từ ngày 13/3 trên các máy ATM ở Cuba, cho phép người dùng có thể sử dụng thẻ thanh toán quốc tế MIR để rút tiền mặt tại các máy ATM, rút đồng peso Cuba từ tài khoản bằng đồng rúp của Nga.
Hệ thống thanh toán MIR tiếp tục hoạt động để mở rộng việc chấp nhận thẻ ở các quốc gia thân thiện, trong đó có Cuba. Được biết, hiện tại hệ thống đang tập trung vào việc cho phép giao dịch sử dụng tại các cửa hàng, nhà hàng và các cửa hàng bán lẻ khác tại Cuba.
Đại sứ Nga tại Cuba - Andrei Guskov nhấn mạnh, việc thực hiện các cơ chế thanh toán độc lập sẽ giúp mối quan hệ hợp tác giữa hai nước tránh khỏi tác động của các lệnh cấm vận do Mỹ đơn phương áp đặt.
Nga đã mở lại các chuyến bay thẳng đến Cuba vào tháng 12/2022, vì đảo quốc Caribe này là một điểm đến phổ biến đối với khách du lịch Nga, nơi đã đón hơn 54.000 du khách Nga vào năm 2022. Những biện pháp trên cũng sẽ có tác động tích cực làm gia tăng lượng khách du lịch.
Hồi năm 2015, Nga đã bắt đầu hoạt động hệ thống thanh toán thẻ của riêng mình là MIR, khi Mỹ nhắm vào nước này bằng các biện pháp trừng phạt.
Năm ngoái, khi Nga tiếp tục bị Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt thêm các lệnh trừng phạt sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra, hệ thống thanh toán thẻ quốc tế Visa và MasterCard đã tạm ngừng hoạt động ở Nga vào đầu tháng 3/2022 và các ngân hàng lớn nhất của Nga cũng mất quyền truy cập vào hệ thống nhắn tin ngân hàng toàn cầu SWIFT. Nga đã thiết lập hệ thống nhắn tin ngân hàng riêng, được gọi là SPFS để thay thế SWIFT.
Ánh Ngọc
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”
-
Nga dự kiến chi hơn 500 triệu USD xây dựng kho dự trữ kim loại quý
-
Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp