Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Công ty Than Uông Bí: Thực hiện mô hình quản lý mới

07:00 | 13/07/2014

Theo dõi PetroTimes trên
|
Có thể nói, trong các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) có chương trình tái cơ cấu đợt này thì Công ty Uông Bí đã gặp không ít những trở ngại. Lao động dôi dư sau khi sắp xếp lại lên đến 400 người, diện sản xuất thu hẹp lại, nhiều vị trí không thể ra than… Nhưng không vì thế làm giảm đi quyết tâm thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu của công ty.Thực hiện mô hình quản lý mới

Năng lượng Mới số 338

“Nặng đầu” với bài toán nhân công

Từ ngày 1/4/2014, Than Uông Bí thực hiện tái cơ cấu theo các quyết định của Tập đoàn TKV và Chính phủ. Theo đó, Công ty Than Hồng Thái đã chính thức tách ra thành chi nhánh trực thuộc Tập đoàn, còn các đơn vị: Công ty Than Đồng Vông, Xí nghiệp Than Hoành Bồ, Xí nghiệp Sàng tuyển và Cảng giải thể, chuyển về Công ty Than Uông Bí; các đơn vị khác triển khai thoái vốn tại các công ty cổ phần. Thực hiện theo mô hình quản lý mới, công ty có 17 phòng nghiệp vụ, 27 phân xưởng sản xuất trực tiếp, trong đó 12 phân xưởng khai thác, đào lò và 15 phân xưởng phục vụ tại các khu vực sản xuất gồm: khu mỏ Tràng Bạch, Đông Tràng Bạch và Tân Dân.

Theo lãnh đạo công ty, sau khi thực hiện tái cơ cấu, kế hoạch sản xuất than nguyên khai của công ty năm 2014 được điều chỉnh giảm còn 905.000 tấn so với kế hoạch đầu năm là 2.250.000 tấn (khi chưa tách Công ty Than Hồng Thái). Về lao động, tổng số CNVC-NLĐ còn lại là 4.280 người, trong đó khối sản xuất than là 3.347 người; khối các công ty cổ phần là 933 người. Trong khối sản xuất than, khó khăn hiện nay là cơ cấu lao động không hợp lý, mất cân đối do tỷ lệ lao động gián tiếp, phục vụ phụ trợ cao; riêng lao động gián tiếp là gần 600 người, chiếm 17,8%; lao động phục vụ, phụ trợ là 1.046 người, chiếm 31,2%; trong khi đó sản xuất chính là 1.705 người, chiếm 51% dẫn đến năng suất lao động thấp, ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Đáng kể, đã có hiện tượng thợ lò “đứng núi này trông núi nọ” khi có sự so sánh về việc làm, thu nhập với các đơn vị khác trong Tập đoàn.

Thực hiện mô hình quản lý mới

Công nhân Than Uông Bí

Chưa hết, công ty gặp các khó khăn về tài nguyên khi các dự án phát triển mỏ chưa được phê duyệt, diện sản xuất phân tán trải dài từ Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ với diện tích quản lý, ranh giới khai thác lớn; điều kiện địa chất phức tạp, phay phá nhiều, vỉa ngắn, lò dốc, chất lượng than xấu (trong những tháng đầu năm, công ty phải chuyển diện sản xuất nhiều, thay đổi công nghệ khấu). Mặt khác, công ty đang trong thời kỳ đỉnh điểm của đầu tư, chi phí lãi vay lớn, cân đối tài chính khó khăn, giá thành sản xuất cao...

Nỗ lực tìm giải pháp

Trước những khó khăn trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, lãnh đạo công ty đã chủ động đưa ra các giải pháp nhằm ổn định về tư tưởng, việc làm, đời sống người lao động và duy trì sản xuất. Cả hệ thống chính trị trong công ty đã vào cuộc thực hiện với sự chỉ đạo, hỗ trợ của Tập đoàn, tháo gỡ dần các khó khăn. 

Hiện nay Công ty Than Uông Bí đang khẩn trương xây dựng phương án tái cơ cấu theo mô hình mới, một trong những nhiệm vụ mà công ty đặt ra là làm sao xây dựng bộ máy phát huy được hiệu quả của mô hình hoạt động mới và đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động. Trước mắt sẽ vận động một số lao động gần đến tuổi nghỉ hưu về hưu sớm; phân loại lại lực lượng lao động, bố trí sắp xếp sản xuất phù hợp với mô hình mới; bố trí số lao động gián tiếp xuống lao động trực tiếp...

Đảng ủy, công đoàn công ty đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, công đoàn bộ phận nắm bắt tình hình tư tưởng, việc làm, tâm tư nguyện vọng của người lao động, tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người lao động. Những vấn đề về tư tưởng phát sinh được giải quyết kịp thời, tuyên truyền và quán triệt trong cán bộ, đảng viên và người lao động toàn công ty về chủ trương tái cơ cấu để phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập, đời sống của CNVC-NLĐ, tạo sự đồng thuận, đồng lòng trong thực hiện, phát huy sức mạnh của tập thể người lao động. 

Công ty thực hiện rà soát, bố trí sắp xếp lao động gián tiếp tại các phòng, ban, cơ cấu lại lao động hợp lý theo hướng giảm lao động gián tiếp và phục vụ, phụ trợ, tăng tỷ lệ lao động sản xuất chính đáp ứng cho sản xuất, ưu tiên tiền lương cho thợ lò, tiếp tục cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt ăn, ở theo lộ trình từng bước để thu hút và giữ chân thợ lò gắn bó với công ty. Thực hiện hiệu quả công tác khoán chi phí, thực hành tiết kiệm, tiết giảm chi phí trong quản lý và sản xuất, giảm giá thành, nâng cao chất lượng than, tăng cường công tác chế biến và tiêu thụ.

Cùng với đó, công ty tập trung vào các công trình trọng điểm, nâng cao sản lượng và năng suất lao động, thực hiện các giải pháp trong công nghệ, cơ giới hóa khai thác lò chợ nhằm nâng cao năng suất lao động, trong quý II/2014 có lò chợ cơ giới hóa, chuẩn bị sản xuất cho năm 2015; tập trung vào các dự án, mở rộng sản xuất, nâng dần sản lượng Dự án mỏ Tràng Bạch, phấn đấu năm 2017 đạt công suất thiết kế 1,2 triệu tấn than/năm; khẩn trương đề nghị cấp phép khai thác Dự án đầu tư duy trì sản xuất khai thác hầm lò khu Đông Tràng Bạch và triển khai lập Dự án khai thác hầm lò giếng dưới mức +131 mỏ Đồng Vông công suất 1 triệu tấn than/năm đảm bảo kế hoạch phát triển sản xuất lâu dài…

Phó tổng giám đốc Tập đoàn TKV Đặng Thanh Hải đề nghị công ty tiếp tục ổn định tổ chức, đẩy nhanh lộ trình tái cơ cấu trở thành chi nhánh của Tập đoàn, đồng thời khẳng định Tập đoàn luôn quan tâm, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cùng với công ty về sản xuất, tiêu thụ; lao động dôi dư; phân chia ranh giới mỏ, tài nguyên; cân đối tài chính; đầu tư phát triển... để công ty duy trì, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững thương hiệu. Lãnh đạo Tập đoàn tin tưởng trong mô hình quản lý mới, công nhân, cán bộ công ty đoàn kết, phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, lao động sáng tạo, xây dựng Than Uông Bí phát triển bền vững, xứng đáng với truyền thống 35 năm xây dựng, phát triển và Huân chương Độc lập hạng Ba vừa được Đảng và Nhà nước trao tặng.

Nguyễn Kiên