Các tập đoàn dầu khí thế giới nói gì về việc áp trần giá dầu Nga?
Patrick Pouyanné (phải)- Giám đốc điều hành của TotalEnergies (Pháp) tại hội nghị Diễn đàn Năng lượng |
Giới hạn giá dầu của Nga là một cơ chế mà các nước G7 muốn áp dụng để hạn chế thu nhập của Moscow. Tuy nhiên, tại hội nghị Diễn đàn Năng lượng Energy Intelligence Forum, vị CEO của TotalEnergies phát biểu: “Tôi nghĩ đó là một ý tưởng tồi vì đó là một cách để trả lại lợi thế cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Putin có thể nói ‘Nga sẽ không bán dầu’. Và khi đó, giá dầu sẽ không còn là 95 USD/thùng, mà sẽ là 150 USD. Đây không phải là lợi thế mà tôi muốn trao lại cho Tổng thống Vladimir Putin”.
Vào tháng 9, các nước G7 đã quyết định giới hạn giá dầu của Nga “càng sớm càng tốt”. Theo đó, một cơ chế phức tạp đang được lên kế hoạch, thông qua việc mời một “liên minh rộng rãi” các nước cùng thực hiện. Mục tiêu của G7: Hạn chế doanh thu của Nga từ hoạt động xuất khẩu hydrocarbon – nguồn tài trợ chính cho cuộc chiến tranh Nga – Ukraine.
Cụ thể, Nga sẽ bán dầu cho các quốc gia đối tác với giá thấp hơn bình thường. Nhưng giá vẫn phải cao hơn chi phí biên để thu được lợi nhuận. Hiện nay, Ấn Độ và Trung Quốc - hai trong số các nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, đều được hưởng lợi đáng kể từ việc mua dầu Nga với giá cực rẻ.
Hơn nữa, vào hôm 5/10, ông Alexander Novak - Phó Thủ tướng Nga cũng cho rằng quyết định áp trần giá dầu Nga “sẽ vi phạm cơ chế thị trường” và có thể gây “tác động rất xấu” đến nền công nghiệp toàn cầu. Ông cũng cảnh báo rằng EU sẽ bị thiếu dầu, vì “các công ty Nga sẽ không cung cấp dầu cho các nước quyết định dùng chính sách áp trần”.
Tương tự, ông Ben van Beurden - CEO của Shell (Anh) cũng tỏ thái độ nghi ngờ về đề xuất này. Vào hôm 4/10, Ben van Beurden nói rằng ông đang “cố gắng nhìn” ra tính hiệu quả của chính sách. Theo ông, việc can thiệp vào các thị trường năng lượng phức tạp sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn. Các chính phủ cần phải tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trước khi hành động.
Liên minh châu Âu đạt thỏa thuận về áp trần giá dầu Nga |
Những thách thức phát sinh |
Ngọc Duyên
AFP
-
Hoạt động M&A thượng nguồn của Mỹ trong quý 3 có gì mới?
-
Chiến tranh toàn diện ở Trung Đông có làm tắc nghẽn dòng chảy dầu toàn cầu?
-
Thăm dò dầu khí của Petronas ở Biển Đông: Những thách thức về địa chính trị và năng lượng
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/10: Giá dầu thế giới nhích tăng nhẹ
-
Ấn Độ tìm kiếm các nhà đầu tư dầu mỏ để nâng cao sản lượng
-
Tin tức kinh tế ngày 21/10: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%
-
Giá khí đốt châu Âu tăng cao khi Israel chuẩn bị trả đũa sau cuộc tấn công
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới ổn định ngày đầu tuần
-
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần