Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Áp trần giá dầu Nga

Những thách thức phát sinh

11:33 | 21/09/2022

800 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhằm ngăn chặn Nga tạo thêm lợi nhuận để đầu tư vào nền kinh tế và phục vụ cuộc chiến ở Ukraine, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang cố gắng áp trần giá dầu Nga. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, biện pháp này có thể hiệu quả trong ngắn hạn, nhưng sẽ đẩy cao giá dầu trong những tháng tới.
Những thách thức phát sinh
Lãnh đạo G7 thông qua quyết định áp trần giá dầu Nga

Các quan chức từ các nước G7, trong đó có bà Janet Yellen - Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ - cho biết, dự kiến biện pháp áp trần giá dầu Nga sẽ có hiệu lực vào ngày 5-12-2022. Biện pháp cứng rắn này sẽ làm giảm giá dầu Nga, nhưng giữ nguyên sản lượng xuất khẩu toàn cầu.

Khi biện pháp áp trần giá dầu Nga được áp dụng, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sẽ phản đối, gây căng thẳng trên thị trường dầu mỏ.

Sau đây là những câu hỏi về áp trần giá dầu Nga và những thách thức phát sinh từ chính sách của G7.

Những nước nào áp trần giá dầu Nga?

Đó là Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới G7, gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Italia, Canada và EU. Ngoài ra, G7 cũng muốn thu hút sự ủng hộ từ các quốc gia khác như Ấn Độ và Trung Quốc - hai quốc gia đang mua dầu Nga với giá hời kể từ khi nổ ra chiến tranh Nga - Ukraine. Nhờ bán dầu với giá ưu đãi cho khách hàng châu Á, Nga duy trì được lợi nhuận.

Nếu Ấn Độ và Trung Quốc không tham gia, việc áp trần giá dầu Nga vẫn có thể giúp châu Á và các nước khác mua được dầu với giá giảm. Hôm 9-9-2022, ông Ben Harris - Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngân khố Mỹ về chính sách kinh tế - cho biết, chỉ cần Trung Quốc đàm phán giảm 30-40% giá dầu nhập khẩu từ Nga, đó vẫn là một chiến thắng đối với G7.

Hiện G7 đang luân phiên vị trí điều phối viên chính nhằm đạt được sự đồng thuận với mức trần giá dầu Nga.

Giá dầu sẽ cao hay thấp?

Ông Ben Harris cho biết, G7 cần vài tuần để thống nhất định giá dầu thô Nga và hai sản phẩm dầu mỏ.

Tổ chức nghiên cứu ClearView Energy Partners (Mỹ) dự báo giá dầu thô sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng từ 40-60 USD/thùng. Theo các nhà phân tích, mức giá cao nhất nằm trong vị trí phù hợp với lịch sử giá dầu thô của Nga, còn mức thấp nhất gần tương ứng với chi phí biên của Nga.

Những thành viên G7 nào có quan hệ kinh tế và quân sự lâu dài với Nga có thể nâng mức trần cao hơn, vì nếu để giá quá thấp, Arập Xê-út và các nhà sản xuất dầu khác sẽ mất thị phần.

Ông Bob McNally - Chủ tịch Công ty nghiên cứu thị trường năng lượng Rapidan Energy Group - cho hay: “Mức áp trần giá sẽ được xác định dựa vào nghiên cứu định lượng và định tính”.

Hiện nay, giá dầu thô Nga đang ở mức thấp hơn dầu Brent trên sàn giao dịch quốc tế. G7 muốn duy trì mức chênh lệch giá đáng kể này.

Tuy nhiên, mức chênh lệch lớn sẽ đẩy giá lên cao tại thị trường phương Tây, vì Nga là nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới, sau Arập Xê-út.

G7 mong đợi gì từ dịch vụ hàng hải?

G7 mong muốn các nước thành viên tiến hành tẩy chay các dịch vụ hàng hải (bảo hiểm, tài chính, môi giới và vận chuyển) trên toàn phương Tây nếu nước nào tiếp nhận lô hàng dầu có giá cao hơn mức trần.

Để bảo đảm dịch vụ, người mua dầu phải “chứng thực” với các nhà cung cấp rằng họ đã mua dầu Nga với mức bằng hoặc thấp hơn giá trần.

Đồng thời, các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ không chịu trách nhiệm về thông tin giá sai lệch từ phía người mua và người bán.

G7 tin rằng kế hoạch sẽ hiệu quả vì Hội Bảo vệ và bồi thường quốc tế (P&I Club - London) đang cung cấp bảo hiểm rủi ro hàng hải cho khoảng 95% tàu chở dầu trên toàn thế giới.

Tuy vậy, thương nhân vẫn có thể vận chuyển dầu Nga bằng các tàu do Nga hoặc các quốc gia ngoài phương Tây bảo hiểm. Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu cảng trên thế giới sẽ chấp nhận các tàu do Nga bảo hiểm.

Ông Craig Kennedy - cộng tác viên tại Trung tâm Nghiên cứu khu vực Nga và Á - Âu của Đại học Harvard - cho biết, G7 sẽ có lợi thế trong dài hạn vì Nga chỉ có một đội tàu chở dầu nhỏ so với quy mô xuất khẩu hiện tại. Nếu Nga không muốn bán dầu ở mức giá trần, Nga có thể phải ngừng sản xuất, chịu tổn hại về chi phí đầu tư vào các mỏ dầu trong dài hạn.

Nga có thể trả đũa bằng cách nào?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga sẽ từ chối xuất khẩu sang các quốc gia áp dụng mức giá trần. Lời đe dọa này có thể khiến giá dầu tăng trước tháng 12-2022.

Giá cao hơn sẽ tạo rủi ro cho Tổng thống Mỹ Joe Biden và đảng Dân chủ trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ vào tháng 11-2022.

Mặt khác, một số nhà phân tích lo ngại phản ứng của Nga và hệ quả tác động toàn cầu trước khi chính sách áp trần giá dầu Nga có hiệu lực.

Bà Helima Croft - Trưởng phòng Chiến lược hydrocarbon toàn cầu tại Ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets (Canada) - nhận xét: “Tôi lo rằng ông Putin sẽ phản ứng rất gay gắt trong giai đoạn trước ngày 5-12-2022. Lý do là vì Nga cũng có tài sản ở các nước sản xuất dầu khác, như Libya hoặc Iraq, và Nga đủ sức tạo ra nhiều vấn đề cho các nước đó”.

Biện pháp sẽ được thực hiện như thế nào?

Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo: Mọi công ty dịch vụ phải cảnh giác nếu nhận thấy dấu hiệu trốn tránh hoặc gian lận từ phía người mua dầu Nga. Những biểu hiện gồm có: Các hành vi vận chuyển lừa đảo; từ chối cung cấp thông tin giá cả theo yêu cầu; chi phí dịch vụ quá cao.

Ông Wally Adeyemo - Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ - khẳng định, những người làm giả tài liệu, hoặc che giấu nguồn gốc hàng hóa, hoặc khai man giá dầu Nga đều sẽ phải đối mặt với hậu quả theo luật quốc gia về khu vực tài phán áp dụng chính sách áp trần giá dầu.

Dự kiến biện pháp áp trần giá dầu Nga sẽ có hiệu lực vào ngày 5-12-2022. Tổ chức nghiên cứu ClearView Energy Partners (Mỹ) dự báo giá dầu thô sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 40-60 USD/thùng. Theo các nhà phân tích, mức giá cao nhất nằm trong vị trí phù hợp với lịch sử giá dầu thô của Nga, còn mức thấp nhất gần tương ứng với chi phí biên của Nga.

Áp giá trần dầu Nga ảnh hưởng ra sao đến giá dầu thế giới?Áp giá trần dầu Nga ảnh hưởng ra sao đến giá dầu thế giới?
Đức nắm quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu NgaĐức nắm quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu Nga
Mỹ doạ trừng phạt khách hàng mua dầu NgaMỹ doạ trừng phạt khách hàng mua dầu Nga

S.Phương