Big Oil rời bỏ hydrocarbon có phải vì mục tiêu khí hậu?
Các nhà nghiên cứu môi trường chỉ ra rằng, mua bán và sáp nhập dầu khí, có thể giúp các công ty năng lượng khổng lồ thực hiện kế hoạch chuyển đổi của họ, không giúp cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu.
CNBC dẫn phân tích của EDF về hơn 3.000 giao dịch từ năm 2017 đến năm 2021 cho thấy các cam kết bùng phát và phát thải biến mất như thế nào khi hàng chục nghìn giếng được chuyển từ các công ty giao dịch công khai sang các công ty tư nhân không được giám sát.
Do đó, các công ty tư nhân thường ít tiết lộ về hoạt động của họ và có thể cam kết đẩy mạnh khai thác nhiên liệu hóa thạch.
Nghiên cứu của EDF cho biết những thương vụ như vậy đang tăng lên cả về số lượng và quy mô, chỉ riêng năm 2021 đã lên tới 192 tỷ USD.
EDF cho biết: “Những giao dịch này có thể khiến người bán trông như đã cắt giảm lượng khí thải, trong khi thực tế ô nhiễm đang được chuyển sang các công ty có tiêu chuẩn thấp hơn.”
Báo cáo cho biết sự gia tăng về số lượng và quy mô của các thương vụ dầu khí đồng thời với sự lo ngại ngày càng tăng của các nhà đầu tư về việc mất khả năng đánh giá rủi ro của công ty hoặc buộc các nhà khai thác phải chịu trách nhiệm với các cam kết về khí hậu của họ.
Phân tích của EDF đã sử dụng dữ liệu ngành và tài chính về hoạt động mua bán và sáp nhập để theo dõi những thay đổi về mức độ khí thải sau khi mua bán. Đây được cho là lần đầu tiên người ta đối chiếu dữ liệu toàn diện về cách các công ty khai thác dầu khí chuyển phát thải cho các khách hàng tư nhân.
Shell, TotalEnergies và Eni với mục tiêu 0-carbon đã bán bớt lợi ích của họ trong một mỏ khai thác dầu trên đất liền ở Nigeria vào năm ngoái cho một nhà khai thác vốn tư nhân hậu thuẫn. Từ năm 2013 đến thời điểm chuyển giao, dưới sự quản lý của TotalEnergies, Eni và Shell, hầu như không có xảy ra tình trạng đốt bỏ khí thường xuyên. Tuy nhiên, gần như ngay lập tức sau đó, việc đốt bỏ tăng lên đáng kể. Người ta cho rằng, chính các giao dịch dầu khí ở thượng nguồn đã làm nổi bật những rủi ro khí hậu.
Đốt khí là đốt cháy khí tự nhiên trong quá trình sản xuất dầu. Điều này giải phóng các chất ô nhiễm vào bầu khí quyển, chẳng hạn như carbon dioxide, carbon đen và mêtan - một loại khí nhà kính mạnh.
Các Big Oil như Eni thì cho rằng công ty không coi việc bán tài sản là một công cụ để giảm lượng khí thải và chiến lược của công ty để đạt được mức độ trung tính carbon vào giữa thế kỷ này dựa trên một loạt các biện pháp bao gồm không đốt bỏ khí vào năm 2025. Và họ nói rằng, tất cả các hợp đồng mua bán tài sản phải tuân thủ các quy định của địa phương, và phải được Chính phủ phê duyệt.
Một trong những trách nhiệm quan trọng khi chuyển giao tài sản là trách nhiệm đóng giếng vào cuối đời mỏ hay còn gọi là giếng mồ côi. Đây là những giếng dầu và khí đốt bị bỏ hoang bởi các ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu hóa thạch mà cuối cùng lại nằm trong tay các công ty không có khả năng hoặc ý định làm sạch chúng.
Vào tháng 7 năm ngoái, một số công ty phát thải lớn nhất thế giới đã được lệnh phải trả hàng trăm triệu đô la như một phần của hóa đơn trách nhiệm môi trường trị giá 7,2 tỷ đô la để giải quyết các giếng dầu và khí đã già cỗi ở Vịnh Mexico mà họ từng sở hữu. Vụ việc được cho là một bước ngoặt cho các cuộc chiến pháp lý trong tương lai về chi phí thu dọn mỏ.
Elena