Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

ExxonMobil kiện Chính phủ Hà Lan vì đóng cửa mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu

16:02 | 11/10/2024

1,712 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Gã khổng lồ dầu mỏ Hoa Kỳ ExxonMobil đã viện dẫn Hiệp ước Hiến chương Năng lượng gây tranh cãi trong một khiếu lại đòi bồi thường có thể lên tới hàng tỷ euro – một nỗ lực rõ ràng nhằm gây sức ép lên Chính phủ cánh hữu mới của Hà Lan về việc đóng cửa mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu tại Groningen.
Chevron dừng dự án xây đường ống khí đốt ở Israel do căng thẳng leo thangChevron dừng dự án xây đường ống khí đốt ở Israel do căng thẳng leo thang
Lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Mỹ tăng mạnhLượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Mỹ tăng mạnh
ExxonMobil kiện Chính phủ Hà Lan vì đóng cửa mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu
Ảnh minh họa

ExxonMobil đã kiện Chính phủ Hà Lan vì quyết định năm 2018 nhằm giảm sản lượng khí đốt tại Groningen sau nhiều năm xảy ra động đất liên quan đến hoạt động khai thác.

Yêu cầu bồi thường của gã khổng lồ dầu mỏ này, có khả năng lên tới hàng tỷ euro, dường như được thúc đẩy bởi sự thay đổi Chính phủ gần đây, khi ông Mark Rutte, người từng giữ chức Thủ tướng theo đường lối tự do trong 14 năm, đã bị lật đổ sau khi chuyển sang cánh hữu trong cuộc bầu cử năm 2023.

ExxonMobil cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội vào tối ngày 7/10: "Chúng tôi cho rằng Chính phủ trước đây không có ý định hòa giải".

Công ty năng lượng đa quốc gia này cho biết chính quyền Rutte đã thực hiện "các biện pháp đơn phương vô tình gây bất lợi cho ExxonMobil với tư cách là nhà đầu tư" và "làm tổn hại đến niềm tin của công ty này vào môi trường đầu tư của Hà Lan".

Động thái của ExxonMobil, được thực hiện theo Hiệp ước Hiến chương Năng lượng (ECT) gây tranh cãi, đã vấp phải sự lên án gay gắt từ các nhóm bảo vệ môi trường.

Quyết định nộp khiếu nại trọng tài lên Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có trụ sở tại Washington của công ty, được đưa ra chỉ vài tháng sau khi EU quyết định rút khỏi hiệp ước này, vì phần lớn các quốc gia thành viên cho rằng nó không phù hợp với các mục tiêu chính sách khí hậu của khối.

Vào tháng 2, công ty cùng với đối tác liên doanh Shell đã khiếu nại trọng tài tại một tòa án độc lập của Hà Lan, với lý do Chính phủ Hà Lan đã ngừng khai thác sớm hơn so với thỏa thuận ban đầu.

Yến Anh

Euronews