AIGCC: Các nhà đầu tư châu Á đang ngày càng coi trọng cam kết khí hậu
Theo đó, các nhà đầu tư cũng ngày càng nhận thức được sự nguy hiểm của quảng cáo xanh (greenwashing - những tuyên bố vô căn cứ để lừa người tiêu dùng tin rằng các sản phẩm của công ty là thân thiện với môi trường) và hoan nghênh nhiều công cụ cũng như khuôn khổ hướng dẫn hơn để đối phó với điều này.
Các dự án năng lượng xanh được các nhà đầu tư châu Á ưu tiên đặt lên hàng đầu. |
Trong số 20 nhà quản lý tài sản châu Á được khảo sát vào tháng 12 năm 2021, 41% cho biết rằng họ đang tìm cách đưa ra số lượng giải pháp lên đến con số 5 trong giai đoạn 2022-2023.
Cuộc khảo sát hàng năm của AIGCC, hiện đã có ấn bản lần thứ ba, cho thấy cách thị trường xác định và đầu tư vào các cơ hội phù hợp với mục tiêu khí hậu, đồng thời chỉ ra những rào cản đối với việc tăng cường đầu tư tăng mà họ tiếp tục phải đối mặt.
Báo cáo trên cung cấp quan điểm chung của các nhà đầu tư châu Á và các nhà đầu tư không thuộc châu Á nhưng đang đầu tư nhiều vào khu vực này - những người đang quản lý khối tài sản trị giá hơn 6 nghìn tỷ USD trên toàn cầu.
Sự tham gia của công ty và các nghị quyết của cổ đông thông qua hình thức bỏ phiếu vẫn là chiến lược quản lý quan trọng của các nhà đầu tư châu Á trong năm nay khi việc bỏ phiếu về các vấn đề khí hậu đang được tăng lên.
Các công ty có thể mong đợi được đối thoại nhiều hơn với các nhà đầu tư về vấn đề khí hậu khi các nhà đầu tư tăng cường tham gia hợp tác và thể hiện tinh thần sẵn sàng bỏ phiếu ủng hộ các nghị quyết về khí hậu.
Trong khi các cam kết phát thải ròng bằng 0 đã trở thành mục tiêu kỳ vọng, thì các mục tiêu tạm thời đang nổi lên với tư cách là một thành phần quan trọng đối với các cam kết phát thải ròng bằng 0, nhằm minh chứng rằng các cam kết này thực sự phù hợp với mục tiêu của Thỏa thuận Paris.
Các sản phẩm trồng trọt sẽ phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. |
40% số người được khảo sát đã đưa ra các cam kết trên nhiều lĩnh vực trong danh mục đầu tư, trong khi năm trước không có cam kết nào được đưa ra. 25% số người được khảo sát đã đặt mục tiêu tạm thời cho nhiều lĩnh vực trong danh mục đầu tư, trong khi đó 55% số người được khảo sát đang tích cực xem xét thực hiện điều này.
Năm nay, số lượng các nhà đầu tư tiết lộ hoặc có ý định tiết lộ các rủi ro và cơ hội liên quan đến khí hậu đã tăng lên đáng kể. Cuộc khảo sát của AIGCC cho thấy 65% số người tham gia (so với 44% vào năm 2020) có ý định đo lượng khí thải tránh được hoặc tác động khí hậu thực, và hiện đã hoặc bắt đầu đo lượng phát thải trong Phạm vi 3 cụ thể đối với danh mục đầu tư của họ.
Có thể thấy rằng, với cam kết phát thải bằng 0 của Việt Nam vào năm 2030 và sự vào cuộc tích cực của Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng như Ban chỉ đạo quốc gia thực hiện cam kết khí hậu Việt Nam, chắc chắn trong giai đoạn 2022-2023 nước ta sẽ tiếp tục thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư vào các dự án năng lượng xanh, nông nghiệp xanh và trồng rừng. Đây sẽ là xu hướng của dòng đầu tư chính hiện nay và tương lai trên toàn cầu.
Thành Công
Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết về biến đổi khí hậu | |
G20 vẫn "lập lờ" về thỏa thuận khí hậu | |
Trung Quốc chính thức đệ trình các cam kết khí hậu mới trước COP26 |
-
Cuộc thi Startup - Tạo giải pháp cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
-
Điện gió tăng trưởng chậm "kìm hãm" mục tiêu năng lượng toàn cầu?
-
Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
-
Bản tin Năng lượng xanh: Lộ trình của Châu Phi hướng tới một hệ thống năng lượng lớn hơn và xanh hơn
-
Canada công bố nguyên tắc phân loại dự án năng lượng xanh
-
Tin tức kinh tế ngày 18/11: Cua ghẹ Việt Nam “đắt hàng” tại Trung Quốc
-
Vì sao vàng không còn “lấp lánh” sau chiến thắng của Donald Trump?
-
VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024
-
Agribank đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn - tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng
-
Bắc Giang dẫn đầu về tốc độ tăng IIP 10 tháng