Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: “Béo bở” nhưng ngày càng khó!
Cụ thể, từ ngày 1/5, Hải quan Trung Quốc sẽ thực hiện không thông quan dưa hấu lót rơm, yêu cầu dùng xốp lưới hoặc chất liệu không có vi sinh vật gây hại để bọc trái.
Đối với mít tươi phải dùng giấy dai Kraft hoặc bao bì là thùng giấy. Với chuối cũng phải được bọc bằng thùng giấy hoặc túi nhựa… và bao bì phải in thông tin truy xuất nguồn gốc.
Đồng thời, tất cả nông sản xuất sang Trung Quốc phải đăng ký thông tin nhà vườn, nhà xưởng.
Hoa quả xuất khẩu qua đường mậu biên sang Trung Quốc sẽ bị siết chặt |
Những quy định trên đang áp dụng cho 8 loại quả tươi được xuất khẩu qua đường chính ngạch gồm dưa hấu, thanh long, vải, chuối, nhãn, mít, xoài, chôm chôm, những loại quả khác còn phải đợi đàm phán cho đến khi 2 bên ký hiệp định thư chính thức.
Năm 2018, Trung Quốc đã chi 2,7 tỉ USD để nhập khẩu rau quả từ Việt Nam, chủ yếu là thanh long, xoài, mít, sầu riêng, dưa hấu, dứa, vải, nhãn, khoai lang… qua đường chính ngạch lẫn biên mậu.
Không có thống kê chính thức về tỉ lệ rau quả Việt Nam xuất khẩu Trung Quốc qua đường mậu biên nhưng trong một cuộc trao đổi với báo chí năm 2018, ông Vĩ Tích Thành, Tham tán Kinh tế thương mại Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM, nêu con số ước tính lên đến hơn 60%.
Tuy nhiên gần đây, Trung Quốc đã siết đường tiểu ngạch, hướng nhập khẩu vào đường chính ngạch để quản lý về thuế, an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật.
Trước tình hình trên, nhiều loại trái cây từ trước đến nay vẫn nhập qua đường mậu biên hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Gần đây nhất, dứa Lào Cai đã không bán sang Trung Quốc được vì mặt hàng này chưa có trong danh sách được nhập khẩu nên mới đầu vụ nhưng giá dứa đã giảm sâu. Hay như sầu riêng, nhiều thương lái đã phải khốn khổ vì xe chở hàng đến cửa khẩu đành phải quay đầu.
Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên dự báo tình hình tiêu thụ trái cây năm nay của Việt Nam sang thị trường đông dân nhất thế giới này sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Cùng với đó, thách thức của việc mở rộng thêm mặt hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường này vẫn rất lớn.
"Phải mất 5-10 năm mới mở cửa được một loại trái cây tươi. Tình hình này, chúng tôi khuyến cáo nông dân không nên trồng quá nhiều mặt hàng như khoai lang, sầu riêng… để chờ thị trường Trung Quốc vì rất rủi ro. Nông dân chỉ nên trồng những mặt hàng đã xác định rõ đầu ra", ông Nguyên cho hay.
Như vậy có thể thấy, tiềm năng trái cây Việt Nam rất lớn trong khi thị trường Trung Quốc cũng rất tiềm năng nhưng số lượng trái cây Việt được vào thị trường này lại hạn chế. Nếu so với các nước khác thì chúng ta bị yếu thế hơn rất nhiều. Thái Lan được ký kết xuất khẩu sang Trung Quốc 23 loại trái cây.
Trước những khó khăn của trái cây xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt cần có sự đoàn kết chung tay cũng như phải lên tiếng với các hiệp hội, với các cục của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Chính phủ để tìm hướng đi đúng đắn cho ngành có nhiều lợi thế này.
Lê Minh
Xuất khẩu nông sản thiếu tính bền vững |
Nông sản Việt xuất sang Trung Quốc: Mục tiêu "phá ngưỡng" 5 tỷ USD |
Trung Quốc 'ra đòn', hàng Việt lao đao: Chưa lối thoát? |
-
Tin tức kinh tế ngày 13/10: Lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất từ trước đến nay
-
Trung Quốc nới lỏng hạn chế mua nhà, giá sắt thép tăng vọt
-
Xuất khẩu tôm hùm, cua, ốc, ngêu sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng đột phá
-
Tin tức kinh tế ngày 16/9: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc cao nhất trong 12 năm
-
“Cơn khát” ngũ cốc ở Trung Quốc suy giảm khiến nông dân toàn cầu “lao đao”
-
Châu Âu diễn tập đối phó sự kết thúc của thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga
-
Những bất ổn mới cho giá dầu thế giới?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11
-
Hoa Kỳ sẽ không thực hiện các hợp đồng LNG trị giá hàng chục tỷ đô la cho châu Âu
-
Đánh giá điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2024