Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Xây tổ cho "đại bàng" và bài học nhìn từ nền kinh tế các nước

07:31 | 17/06/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
Chỉ khi doanh nghiệp nội phát triển mạnh cùng đầu tư FDI dồi dào thì nền kinh tế mới có thể vững vàng "đi bằng hai chân".

Nhật Bản: Tự lực và phép màu kinh tế hậu Thế chiến

Một ví dụ điển hình của việc tự lực kinh tế, biến doanh nghiệp nội thành "động cơ" của nền kinh tế là Nhật Bản.

Phục hồi từ đống đổ nát của Thế chiến II, chính phủ Nhật Bản năm 1955 lần đầu ban hành kế hoạch có tên "Economic Self-reliance Five Year Plan" (tạm dịch: Kế hoạch tự lực kinh tế 5 năm), tạo tiền đề để nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 10% cho đến tận khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ nổ ra năm 1973.

Xây tổ cho đại bàng và bài học nhìn từ nền kinh tế các nước - 1
Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (Ảnh: Bloomberg).

Nền tảng của thành tựu rực rỡ này là chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước của chính phủ, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu để hướng tới độc lập trong sản xuất. Các chính sách tự chủ trong thập niên 50 và 60 của chính phủ Nhật Bản được phân thành 3 nhóm: Hạn chế nhập khẩu các mặt hàng chế tạo, hỗ trợ doanh nghiệp nội bằng các biện pháp bảo hộ và thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến.

Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế (MITI) của Nhật Bản đã nỗ lực thúc đẩy sản xuất trong nước ở mọi ngành sản xuất nhằm tăng tính tự lực của toàn ngành công nghiệp. Trong những năm 1950, các nhà sản xuất thiết bị trong nước chưa thể sản xuất thiết bị cho các nhà máy điện lớn, buộc chính phủ nhập khẩu từ Westinghouse và General Electric. Nhưng sau đó, các doanh nghiệp nội địa buộc phải tự lực sản xuất và hoàn thiện các nhà máy tiếp theo thông qua việc tiếp thu bí quyết từ cả hai nhà sản xuất nước ngoài.

Năm 1960, bộ này quyết định ưu tiên phát triển ngành công nghiệp máy tính ở Nhật Bản với sự bảo hộ mạnh mẽ, hạn chế nhập khẩu. Các nhà chức trách tăng cường tuyên truyền, thuyết phục doanh nghiệp và người tiêu dùng nội địa sử dụng thương hiệu máy tính Nhật Bản. Các cơ quan chính phủ cũng chuyển sang sử dụng sản phẩm nội địa. Hàng loạt chính sách hỗ trợ từ trợ cấp cho đến ưu tiên công nghệ được áp dụng trong nỗ lực "chắp cánh" cho ngành sản xuất máy tính trong nước.

Nhờ thúc đẩy tự lực sản xuất, năng suất lao động tính trên cơ sở giá trị gia tăng của ngành sản xuất thép và ô tô tại Nhật Bản đã vượt mặt Mỹ vào khoảng năm 1970-1980, theo Trung tâm năng suất Nhật Bản. Điều này nghĩa là tại thời điểm đó, công nghệ Nhật Bản đã bắt kịp công nghệ của Mỹ và vượt qua châu Âu dù nước này phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ Thế chiến II.

Xây tổ cho đại bàng và bài học nhìn từ nền kinh tế các nước - 2
Công nhân lắp ráp điều hòa tại nhà máy Daikin, tỉnh Shiga, Nhật Bản (Ảnh: Bloomberg).

Giai đoạn 1960-1980 là thời điểm Nhật Bản đạt đến tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục nhờ vào tỷ lệ đầu tư công nghệ cao, chính sách tiếp cận công nghệ tiên tiến ngày càng mở, năng lực lao động ngày càng nâng cao và quan trọng hơn là thị trường nội địa rộng lớn với người tiêu dùng giàu có và có ý thức sử dụng hàng nội địa.

Như vậy, nhờ các chính sách tự lực kinh tế, Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia châu Á đầu tiên leo lên đứng đầu chuỗi giá trị từ các ngành hàng dệt may giá rẻ đến các ngành sản xuất tiên tiến bậc nhất thế giới như thiết bị điện và điện tử, ô tô, tàu thủy, thiết bị quang học, máy móc, hóa chất… Ngành dịch vụ, bao gồm dịch vụ tài chính của Nhật Bản cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo hiện là một trong những trung tâm giao dịch chứng khoán - tài chính hàng đầu thế giới bên cạnh các sàn như New York, London, Hồng Kông và Thượng Hải.

FDI không phải "thuốc tiên" cho nền kinh tế

Trong một tài liệu 5 năm trước xuất bản bởi Ngân hàng Thế giới (World Bank), các nhà nghiên cứu của tổ chức này viết: "Chúng tôi thường nhận được một câu hỏi quen thuộc của các nhà hoạch định chính sách ở các nền kinh tế đang phát triển, rằng họ nên tập trung nỗ lực vào nguồn lực đầu tư trong nước hay đầu tư nước ngoài. Câu trả lời của chúng tôi là: Họ không cần phải chọn. Để phát triển và đa dạng hóa, nền kinh tế cần đi bằng cả hai chân là đầu tư nội và FDI. Hai hình thức đầu tư có sự bổ sung và mối quan hệ mật thiết với nhau".

Lợi ích từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được xác nhận từ lâu. Một bài báo của các chuyên gia kinh tế trường đại học Harvard xuất bản cách đây hơn 3 thập kỷ đã tóm lược các lợi ích do FDI mang lại như tạo thêm việc làm cho thị trường lao động, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và kỹ năng (bao gồm cả phương thức quản lý và kinh doanh hiện đại), thúc đẩy khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu và các nguồn tài chính quốc tế.

Tất nhiên, doanh nghiệp nội mới là lực lượng thường đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế chủ nhà. Lợi ích lớn của FDI là tăng cường hoặc tối đa hóa lợi ích được tạo ra từ các khoản đầu tư trong nước.

Chẳng hạn, doanh nghiệp FDI không tạo ra nhiều việc làm như khu vực doanh nghiệp tư nhân nội địa, nhưng số việc làm được tạo ra thường đòi hỏi kỹ năng cao hơn tương đương với mức lương và chế độ đãi ngộ tốt hơn. Vô hình chung, điều này giúp nâng cao trình độ lao động ở nền kinh tế chủ nhà. Hơn nữa, thông qua quan hệ đối tác với các nhà đầu tư nước ngoài đã có sẵn các kênh phân phối và các thỏa thuận thương mại trên khắp thế giới, doanh nghiệp nội có thể hưởng lợi nhờ khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn.

Nhưng phải khẳng định FDI không phải "thuốc tiên" cho nền kinh tế. Cũng có những dự án FDI thất bại, những doanh nghiệp FDI bị chỉ trích vì cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thuế hoặc gây ra hệ quả môi trường. Bản thân doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp nội không có tính tốt hay xấu, nó có thể có lợi hoặc gây bất lợi cho sự phát triển tùy thuộc vào chính sách quản lý và điều tiết của chính phủ.

Xây tổ cho đại bàng và bài học nhìn từ nền kinh tế các nước - 3
Nhà máy sản xuất ô tô tại Thanh Châu, Trung Quốc (Ảnh: Getty).

Trung Quốc là một ví dụ điển hình cho một nền kinh tế công nghiệp "cất cánh" nhờ FDI. Bắc Kinh được nhận định là đã tận dụng khéo léo dòng vốn FDI hướng nội, chào đón các doanh nghiệp FDI tiến vào thị trường nội địa trong những lĩnh vực nhất định với chiến lược riêng.

Ban đầu, Trung Quốc hướng doanh nghiệp FDI tiến vào các ngành công nghiệp nhẹ (chẳng hạn dệt may, đồ chơi…), sau đó tiến dần đến các ngành công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn (hàng hóa điện tử, ô tô…). Trong khi nhiều quốc gia tìm cách hạn chế số doanh nghiệp FDI tham gia vào liên doanh sản xuất, Trung Quốc gần như là quốc gia duy nhất trên toàn cầu yêu cầu tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài trong liên doanh tối thiểu 25% để đảm bảo trách nhiệm của các nhà đầu tư quốc tế.

Nhờ những chính sách mở cửa cùng động lực từ thị trường sản xuất - tiêu thụ tỷ dân, Trung Quốc đã tận dụng FDI như một "cỗ máy tăng tốc" tuyệt vời để phát triển kinh tế, hoàn thành các mục tiêu quốc gia, đồng thời bắt kịp nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Xây tổ cho đại bàng và bài học nhìn từ nền kinh tế các nước - 4
Một nhà máy ở Trung Quốc bận rộn khi nước này hồi phục từ đại dịch (Ảnh: AFP).

Tuy nhiên, doanh nghiệp nội là động lực to lớn khác của nền kinh tế Trung Quốc. Không chỉ tìm cách thu hút vốn FDI hướng nội vào thị trường trong nước, Trung Quốc còn cố gắng tận dụng tiềm năng từ dòng vốn FDI hướng ngoại, tức là khoản đầu tư của các doanh nghiệp nội địa mới nổi ở trong nước ra nước ngoài, để tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến cũng như tài nguyên thiên nhiên thông qua hàng loạt thương vụ sáp nhập và mua lại.

Nhìn chung, có nhiều nền kinh tế đang phát triển đã khai thác được tiềm năng từ FDI hướng nội để thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng chỉ có rất ít quốc gia tận dụng được tiềm năng FDI hướng ngoại như Trung Quốc và một số nền kinh tế mới nổi khác (Nga, Ấn Độ, Brazil) nhờ vào các doanh nghiệp nội có khả năng cạnh tranh quốc tế to lớn.

Theo Dân trí

"Đại bàng" Việt: Khát khao xây tổ, "bơm tiền" cho nền kinh tế cất cánh
Đầu tư giai đoạn 2 đường trục KĐT mới Mê Linh đoạn xen kẹp qua Hà NộiĐầu tư giai đoạn 2 đường trục KĐT mới Mê Linh đoạn xen kẹp qua Hà Nội
Công bố cẩm nang “Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam”Công bố cẩm nang “Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam”
Giá vàng hôm nay 15/6: Nhà đầu tư bán tháo chốt lời, giá vàng tụt mạnhGiá vàng hôm nay 15/6: Nhà đầu tư bán tháo chốt lời, giá vàng tụt mạnh
Trung Quốc Trung Quốc "quyến rũ" Sri Lanka, Ấn Độ đứng ngồi không yên

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 87,000 89,000
AVPL/SJC HCM 87,000 89,000
AVPL/SJC ĐN 87,000 89,000
Nguyên liệu 9999 - HN 87,800 88,200
Nguyên liệu 999 - HN 87,700 88,100
AVPL/SJC Cần Thơ 87,000 89,000
Cập nhật: 27/10/2024 06:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 87.600 88.900
TPHCM - SJC 87.000 89.000
Hà Nội - PNJ 87.600 88.900
Hà Nội - SJC 87.000 89.000
Đà Nẵng - PNJ 87.600 88.900
Đà Nẵng - SJC 87.000 89.000
Miền Tây - PNJ 87.600 88.900
Miền Tây - SJC 87.000 89.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 87.600 88.900
Giá vàng nữ trang - SJC 87.000 89.000
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 87.600
Giá vàng nữ trang - SJC 87.000 89.000
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 87.600
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 87.500 88.300
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 87.410 88.210
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 86.520 87.520
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 80.480 80.980
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 64.980 66.380
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 58.790 60.190
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 56.150 57.550
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 52.610 54.010
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 50.410 51.810
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 35.480 36.880
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 31.860 33.260
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 27.890 29.290
Cập nhật: 27/10/2024 06:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,700 8,890
Trang sức 99.9 8,690 8,880
NL 99.99 8,765
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,720
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,790 8,900
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,790 8,900
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,790 8,900
Miếng SJC Thái Bình 8,700 8,900
Miếng SJC Nghệ An 8,700 8,900
Miếng SJC Hà Nội 8,700 8,900
Cập nhật: 27/10/2024 06:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,377.03 16,542.46 17,073.19
CAD 17,855.01 18,035.36 18,613.99
CHF 28,538.34 28,826.60 29,751.44
CNY 3,471.82 3,506.89 3,619.40
DKK - 3,614.03 3,752.43
EUR 26,766.87 27,037.25 28,234.58
GBP 32,076.74 32,400.75 33,440.25
HKD 3,182.44 3,214.58 3,317.71
INR - 301.01 313.05
JPY 161.12 162.75 170.49
KRW 15.80 17.55 19.05
KWD - 82,623.78 85,927.11
MYR - 5,788.52 5,914.78
NOK - 2,272.06 2,368.53
RUB - 249.29 275.97
SAR - 6,736.09 7,005.40
SEK - 2,350.89 2,450.71
SGD 18,744.31 18,933.64 19,541.09
THB 663.65 737.39 765.63
USD 25,167.00 25,197.00 25,467.00
Cập nhật: 27/10/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,215.00 25,227.00 25,467.00
EUR 26,937.00 27,045.00 28,132.00
GBP 32,302.00 32,432.00 33,379.00
HKD 3,203.00 3,216.00 3,317.00
CHF 28,757.00 28,872.00 29,719.00
JPY 163.10 163.76 170.80
AUD 16,526.00 16,592.00 17,078.00
SGD 18,904.00 18,980.00 19,499.00
THB 734.00 737.00 768.00
CAD 17,996.00 18,068.00 18,575.00
NZD 14,991.00 15,476.00
KRW 17.64 19.38
Cập nhật: 27/10/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25273 25273 25467
AUD 16461 16561 17131
CAD 17963 18063 18614
CHF 28867 28897 29691
CNY 0 3524.8 0
CZK 0 1040 0
DKK 0 3670 0
EUR 27000 27100 27972
GBP 32420 32470 33572
HKD 0 3280 0
JPY 163.85 164.35 170.86
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18 0
LAK 0 1.054 0
MYR 0 6027 0
NOK 0 2312 0
NZD 0 15026 0
PHP 0 415 0
SEK 0 2398 0
SGD 18820 18950 19682
THB 0 695.5 0
TWD 0 790 0
XAU 8700000 8700000 8900000
XBJ 8200000 8200000 8700000
Cập nhật: 27/10/2024 06:00