Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Công bố cẩm nang “Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam”

18:59 | 15/06/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tài liệu “Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam” lần đầu tiên được công bố công khai tại địa chỉ httpsebook.business.gov.vn, nhằm đưa ra các kiến thức, lộ trình và các giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho doanh nghiệp tham khảo.
Chuyển đổi số - Động lực phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xãChuyển đổi số - Động lực phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã
EVNHANOI: Lấy chuyển đổi số làm mục tiêu “đột phá” năm 2021EVNHANOI: Lấy chuyển đổi số làm mục tiêu “đột phá” năm 2021
Petrovietnam quyết tâm thực hiện Chuyển đổi số thành côngPetrovietnam quyết tâm thực hiện Chuyển đổi số thành công
Công bố cẩm nang “Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam”

Tài liệu được xây dựng bởi các chuyên gia Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với Dự án USAID LinkSME triển khai thực hiện.

Theo các chuyên gia của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam được khuyến nghị thông qua các giai đoạn phổ biến sau: giai đoạn chuẩn bị và 3 giai đoạn để thực hiện chuyển đổi dần từ “doing digital” sang “being digital”. Các giai đoạn này là tương đối, tùy vào tình trạng thực tế, mục tiêu và tiềm lực của từng doanh nghiệp có thể thực hiện song song hoặc nối tiếp nhau.

Công bố cẩm nang “Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam”

Cụ thể, theo khuyến nghị của các chuyên gia, giai đoạn chuẩn bị là nhằm xác định mục tiêu và chiến lược chuyển đổi số.

Giai đoạn 1, áp dụng chuyển đổi số mô hình kinh doanh như: Áp dụng công nghệ số (CNS) để mở rộng hệ thống kênh phân phối, tiếp thị, bán hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc khách hàng, hình thành Trải nghiệp khách hàng; từng bước triển khai áp dụng công nghệ số cho chuỗi cung ứng (kết nối quản lý hàng tồn kho, sản xuất, mua hàng đầu vào); áp dụng công nghệ số cho nghiệp vụ kế toán, tài chính; xây dựng khung cơ sở dữ liệu chung về kinh doanh, cung ứng và kế toán; xây dựng chính sách bảo mật kinh doanh, dữ liệu và áp dụng các công cụ bảo mật…

Giai đoạn 2, tập trung chuyển đổi số mô hình quản trị, bao gồm quy trình sản xuất, quy trình công nghệ, như: Hoàn thiện mô hình quản trị và xác định các yêu cầu về dữ liệu tích hợp cho bước tiếp theo; xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị đi từ cơ cấu tổ chức, con người, chính sách, quy trình cho tất cả các mảng nghiệp vụ chức năng của doanh nghiệp; Xây dựng chỉ tiêu quản trị (KPI/OKR) và hệ thống báo cáo quản trị, và yêu cầu cơ sở dữ liệu; xác định các yêu cầu phục vụ mục đích tích hợp, chuyển đổi số toàn diện; áp dụng CNS cho hệ thống báo cáo quản trị…

Giai đoạn 3, Kết nối kinh doanh và quản trị, đổi mới sáng tạo để tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới như: Áp dụng CNS để từng bước kết nối các hệ thống hiện có thành một hệ thống thông tin xuyên suốt từ kinh doanh đến các nghiệp vụ quản trị trong doanh nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu chung trong toàn bộ doanh nghiệp; đầu tư vào đổi mới sáng tạo (R&D) để tạo ra các thay đổi trong sản phẩm, dịch vụ và không ngừng nâng cấp các hệ thống hiện tại; áp dụng CNS mới để đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng cho dữ liệu của toàn doanh nghiệp.

Công bố cẩm nang “Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam”

Theo thông tin tổng hợp từ tài liệu Hướng dẫn, Báo cáo của Cisco & IDC năm 2020 về mức độ trưởng thành số của các DNNVV tại 14 quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã cho thấy 31% doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu của chuyển đổi số, giảm 8% so với năm 2019; 53% các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tiếp theo (“Observer” - “Quan sát”), tăng 3% so với năm 2019; 13% doanh nghiệp trong giai đoạn “Thách thức” (Challenger) và 3% các doanh nghiệp đã “Trưởng thành” (“Native”), tăng lần lượt 4% và 1% so với năm 2019. Điều đó cho thấy các DNNVV chủ yếu vẫn đang tìm hiểu và mới ở bước đầu của chuyển đổi số.

Đặc biệt, theo Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đây là tài liệu đầu tiên tổng kết được bản đồ các giải pháp công nghệ, đánh giá một cách độc lập tổng quan về ưu, nhược điểm của các giải pháp, so sánh mức độ sẵn sàng của các giải pháp trong nước và quốc tế trên thị trường Việt Nam để các doanh nghiệp tham khảo, tìm kiếm được giải pháp phù hợp nhất với điều kiện của doanh nghiệp mình.

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025, 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 100.000 doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi số; tối thiểu 100 doanh nghiệp được hỗ trợ là mô hình chuyển đổi số điển hình thành công để lan tỏa và nhân rộng; thiết lập mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển các nền tảng số.

Phú Văn