Vượt qua dịch Covid-19, công nghiệp Việt Nam vẫn tăng trưởng
Theo đó, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2020 ước tính tăng 3.36% so với năm trước (quý 1 tăng 5,1%; quý 2 tăng 1,1%; quý 3 tăng 2,34%; quý 4 tăng 4,80%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5.82% đóng góp 1,25 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,92%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5.51%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 5,62% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 12,6% và khí đốt tự nhiên giảm 11,5%), làm giảm 0,36 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Chế biến da giày có cú bứt phá ngoạn mục vào những tháng cuối năm 2020. |
Trong các ngành công nghiệp cấp 2, một số ngành có chỉ số sản xuất năm 2020 giảm hoặc tăng thấp so với năm trước: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng giảm 33,5%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 12%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 9,7%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 9,4%; sản xuất xe có động cơ giảm 6,7%; sản xuất đồ uống, thoát nước và xử lý nước thải cùng giảm 5,2%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 5%; sản xuất trang phục giảm 4,2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 2,4%; in, sao chép bản ghi các loại giảm 2,1%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 1,7%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 1,8%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 2,7%.
Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số sản xuất năm 2020 tăng cao so với năm trước và đóng góp lớn vào mức tăng chung của toàn ngành: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 27,1%; sản xuất kim loại tăng 14,4%; khai thác quặng kim loại tăng 13,1%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 11,4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 11,3%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 7,9%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 7,3%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 7%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 6%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,3%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 5,1%; khai thác than cứng và than non tăng 5%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2020 giảm hoặc tăng thấp so với năm trước: Đường kính giảm 22,9%; bia giảm 13,9%; khí hóa lỏng LPG giảm 13%; dầu thô khai thác giảm 12,6%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 11,5%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 8,9%; xe máy giảm 7,7%; quần áo mặc thường giảm 4,9%; giày, dép da và ô tô cùng giảm 2,9%; thức ăn cho gia súc giảm 2%; sữa tươi tăng 1%; alumin tăng 2,1%.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm tăng khá: Linh kiện điện thoại tăng 22%; ti vi tăng 20,7%; thép cán tăng 16,4%; sữa bột và thép thanh, thép góc cùng tăng 9,1%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 8,1%; sơn hóa học tăng 6,8%; bột ngọt tăng 6,3%; thủy hải sản chế biến tăng 5,9%; phân u rê tăng 5,7%; sắt, thép thô tăng 5,3%.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2020 giảm 2,3% so với tháng trước và tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2020, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,3% so với năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 82,8%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 18%; sản xuất kim loại tăng 11,7%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9,2%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 6,8%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 5,7%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 5,3%.
Ngành chế biến - chế tạo vẫn giữ vai trò dẫn dắt tăng trưởng của công nghiệp Việt Nam |
Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 1,8%; dệt tăng 1,7%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 1,6%; in, sao chép bản ghi các loại và sản xuất sản phẩm thuốc lá cùng tăng 0,9%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 1,9%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 2,7%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 3,3%; sản xuất trang phục giảm 4.8%; sản xuất đồ uống giảm 6,3%; sản xuất xe có động cơ giảm 8,3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 11,7%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 12,3%.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/12/2020 tăng 25,3% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2019 tăng 13,6%), trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 1,4%; sản xuất xe có động cơ giảm 10,9%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 15,4%; sản xuất thiết bị điện giảm 22,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 75%.
Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng thời điểm năm trước: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 231,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 143,9%; sản xuất kim loại tăng 126%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 79,3%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 56,6%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 44,5%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 37,7%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 37%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 35,2%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 27%; sản xuất trang phục tăng 24,3%.
Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2020 ở mức khá cao với 71,9% (năm 2019 là 68,8%), trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Dệt 119,6%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 110,6%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 103%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 97,3%; sản xuất chế biến thực phẩm 94.4%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 88,7%; sản xuất thiết bị điện 87,9%.
Có thể thấy rằng, với nỗ lực kiểm soát dịch Covid-19 của toàn dân và hệ thống chính trị đã giúp kinh tế nước ta nói chung và công nghiệp nói riêng giữ được sự ổn định và đã tăng trưởng. Đây là một thành tựu hiếm hoi trên thế giới trong năm 2020.
Tùng Dương
Năm 2021, TKV “thực hành tiết kiệm” gắn với khai thác tối đa chuỗi giá trị gia tăng ngành than Vừa qua, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) Lê Minh Chuẩn và Tổng Giám đốc Tập đoàn Đặng Thanh Hải đồng chủ trì "Hội nghị triển khai kế hoạch phối hợp kinh doanh và ký hợp đồng khai thác, chế biến than - khoáng sản năm 2021" tại Quảng Ninh. |
Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc Sản xuất công nghiệp tháng 11/2020 tiếp tục đà tăng trưởng của quý IV, đặc biệt ngành chế biến - chế tạo với mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. |
Sản xuất công nghiệp duy trì đà hồi phục Với việc kiểm soát tốt được dịch bệnh Covid-19, hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 10/2020 tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng cao hơn tháng trước để chuẩn bị cho các tháng tiêu thụ cao điểm cuối năm, đóng góp tích cực cho quá trình phục hồi nền kinh tế. |
Công nghiệp có hy vọng sớm phục hồi trong quý IV/2020 Do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 nên sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp so với cùng kỳ các năm trước. Tuy nhiên, với việc dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, các lĩnh vực của nền kinh tế đang bước vào trạng thái hoạt động trong điều kiện bình thường mới, sản xuất công nghiệp tháng 9/2020 đã có sự khởi sắc, mở ra hy vọng sẽ sớm phục hồi và tăng trưởng trở lại trong những tháng cuối năm. |
-
Tin tức kinh tế ngày 18/11: Cua ghẹ Việt Nam “đắt hàng” tại Trung Quốc
-
Vì sao vàng không còn “lấp lánh” sau chiến thắng của Donald Trump?
-
VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024
-
Agribank đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn - tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng
-
Bắc Giang dẫn đầu về tốc độ tăng IIP 10 tháng