Vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga hành động, quyết không để 'chìm xuồng'; Mỹ một mực bác cáo buộc phá hoại
Dòng chảy phương Bắc gặp sự cố, châu Âu sẽ lấy khí đốt ở đâu? |
Vì sao các vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc chưa được giải mã? |
Theo phái đoàn Nga tại LHQ, cuộc họp sẽ được triệu tập vào ngày 22/2 tới.
Mỹ hiện từ chối bình luận về đề xuất của Nga đưa vụ phá hoại Dòng chảy phương Bắc ra HĐBA, trong khi các nước thành viên thường trực khác chưa đưa ra phản ứng.
Hồi tháng 9, Thụy Điển và Đan Mạch đã phát hiện 4 đoạn rò rỉ trong hai tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 dẫn khí đốt từ Nga tới Đức qua biển Baltic. (Nguồn: Twitter) |
Trong khi đó, cùng ngày, phát ngôn viên Stephane Dujarric của Tổng thư ký LHQ cho biết, họ không được phép mở bất kỳ cuộc điều tra nào về hành động phá hoại hệ thống Dòng chảy phương Bắc, bởi đó không phải là nhiệm vụ của tổ chức này.
Trước tuyên bố trên của ông Dujarric, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã bày tỏ sự thất vọng và cho biết, ông không đồng ý với lập trường trên của LHQ.
Cũng trong ngày 15/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price tiếp tục bác bỏ cáo buộc nước này phá hoại hệ thống vận chuyển khí đốt Dòng chảy phương Bắc của Nga.
Phát biểu họp báo, ông Price nói: "Thông tin đó hoàn toàn là xuyên tạc. Chúng tôi liên tục đưa ra thông điệp này trước những điều dối trá và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy dưới mọi hình thức nếu cần thiết”.
Khi được hỏi về vai trò của Mỹ trong công tác điều tra vụ việc, theo ông Price, những vụ nổ đó "không xảy ra trên lãnh thổ Mỹ. Tôi dành lời phát biểu về các cơ chế điều tra thích hợp cho các đối tác của chúng tôi, những nước mà vụ nổ đó xảy ra trên lãnh thổ của họ".
Hồi tháng 9, Thụy Điển và Đan Mạch đã phát hiện 4 đoạn rò rỉ trong hai tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 dẫn khí đốt từ Nga tới Đức qua biển Baltic.
Trong số 4 điểm rò rỉ này, 2 điểm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Thụy Điển và 2 điểm thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch.
Moscow đã nhiều lần nói rằng phương Tây đứng sau các vụ nổ tại đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2 - các dự án cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD vận chuyển khí đốt của Nga đến Đức dưới biển Baltic, nhưng chưa đưa ra được bằng chứng.
Các nước phương Tây đã phủ nhận những cáo buộc nói trên.
Trong khi đó, các nhà điều tra Thụy Điển và Đan Mạch - các quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế, nơi xảy ra sự cố - cho biết, các vụ nổ là kết quả của hành động phá hoại, nhưng không cho biết ai phải chịu trách nhiệm.
Hôm 8/2, nhà báo điều tra Mỹ Seymour Hersh đã viết trên blog cá nhân rằng, vụ nổ do Mỹ cùng Na Uy tiến hành, song cả Washington và Na Uy đều bác bỏ thông tin trong bài viết này, cho rằng đây là những điều bịa đặt.
Theo Hà Thu/ baoquocte.vn
-
Kỳ I: A. Yakovlev - “Kiến trúc sư trưởng” công cuộc cải tổ nhằm xóa sổ Liên Xô khỏi bản đồ thế giới
-
Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Kỳ cuối: Ứng dụng thực tiễn của động cơ lượng tử
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines