Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vợ lừa đảo, chồng mất chức

07:02 | 04/04/2014

1,731 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
TAND tỉnh Bình Phước đã tuyên phạt vợ của nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Hớn Quản 17 năm tù về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền trên 21 tỉ đồng.

Bị cáo Nguyễn Thị Sạnh.

Chỉ mượn rồi mất khả năng chi trả?

Ngày 1 và 2/4, TAND tỉnh Bình Phước đưa vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ra xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Thị Sạnh (vợ ông Trần Hoàng Sơn, nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước). Năm 2013, vụ án đã từng được đưa ra xét xử… 3 lần nhưng cuối cùng phải hoãn và HĐXX tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Theo cáo trạng, từ năm 2009 đến tháng 3/2010, Sạnh vay tiền của nhiều người với lý do cần vốn kinh doanh, trả nợ cho người khác. Đôi khi, Sạnh kiếm cớ vay mượn giúp bạn bè…. Bị cáo dùng thủ đoạn hứa hẹn chỉ vay mượn vài hôm và đều có mặt ông Sơn như để làm tin.

Sau khi vay tiền, bị cáo Sạnh không trả đúng hạn như đã hứa mà khất lần.

Đến ngày 4/4/2010, Sạnh tuyên bố vỡ nợ. Tổng số tiền bị cáo chiếm đoạt của 23 người khoảng 21,1 tỉ đồng. Nhiều người bị Sạnh “lừa” đã làm đơn tố cáo đến Công an tỉnh Bình Phước.

Ngày 29/9/2011, Công an tỉnh Bình Phước ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Sạnh về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Sau đó, ngày 24/9/2012, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước đã thay đổi tội danh đối với bị cáo Sạnh thành “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.  

Phiên tòa ngày 1/4, nhiều nạn nhân của Sạnh đã có mặt tại tòa để tham dự với tư cách bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Nhiều người cho rằng, do quen biết với bị cáo Sạnh và được đưa ra mức lãi cao lên đến 9%.

Tin tưởng chồng Sạnh làm Viện trưởng Viện kiểm sát của huyện Hớn Quản, các nạn nhân không chút nghi ngờ. Mọi người còn tin vào vẻ bề ngoài giàu có của Sạnh với cây xăng, vườn tiêu…

Đứng vành móng ngựa, bị cáo Sạnh một mực kêu oan và khẳng định không “lừa” các nạn nhân. Mục đích vay mượn của bị cáo nhằm trả lãi ngân hàng và trả lãi cho những chủ nợ khác. Sạnh luôn quanh co, chối tội trước những câu hỏi của HĐXX đặt ra.

Ông Trần Hoàng Sơn, nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước).

Vợ vay mượn tiền có mặt chồng, chồng không hay biết?

Trước sự quanh co và không thành khẩn nhận, chủ tọa phiên tòa nhắc nhở: “Bị cáo là người may mắn hơn so với các bị cáo trong vụ án khác khi được tại ngoại. Vì vậy bị cáo có đủ thời gian để tìm hồ sơ, tài liệu để lý giải cho những việc làm mình đã gây ra”.

Chủ tọa phiên tòa cũng cho rằng, bị cáo Sạnh không thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng về số tiền huy động của các bị hại để tự gỡ tội cho mình.

Bước sang ngày xét xử thứ 2 (ngày 2/4), bị cáo Sanh luôn miệng kêu oan và cho rằng hành vi trên chỉ là giao dịch dân sự, không ép buộc các nạn nhân đưa tiền. Trong các hồ sơ vay cũng không có chữ ký của ông Sơn (chồng bị cáo).

Luật sư Hoàng Kim Vinh, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước, bảo vệ quyền hợp pháp cho các bị hại đã lập luận về lời khai của vợ chồng bà Sạnh hoàn toàn mâu thuẫn. Trước đó, Sạnh và ông Sơn đã bàn bạc về các khoản nợ nên không thể nào nói không biết vợ lâm vào nợ nần. 

Ngoài ra, ông Sơn đã cùng bà Thắm (con gái bị cáo) đi thương lượng với bị hại Liên nhằm yêu cầu bà Liên rút đơn tố cáo.

Luật sư Vinh chỉ rõ: “Ông Sơn không thể không liên quan và nếu không dính tội đồng phạm thì cũng phạm vào tội không tố giác tội phạm trong một vụ án đặc biệt nghiệm trọng”.

Giờ tuyên án, HĐXX cho rằng, quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa đã không chứng minh được vai trò liên quan đến vụ án của ông Sơn và bà Thắm (con gái bị cáo) nên không có cơ sở xử lý hình sự.

Đối với hành vi bị cáo Sạnh là đặc biệt nghiêm trọng, không những gây thiệt hại về tài sản mà còn gây ra nhiều hệ lụy trong gia đình và xã hội, làm nhiều gia đình ly tan, bần cùng và khó khăn. Tại tòa, bị cáo Sạnh không tỏ ra ăn năn hối lỗi nên HĐXX tuyên phạt 17 năm tù giam và phải bồi hoàn lại tiền cho các nạn nhân.

Ngọc Phương