VnDirect dẫn đầu thị phần chứng khoán phái sinh 6 tháng liên tiếp
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố thị phần môi giới hợp đồng tương lai của các công ty chứng khoán trên thị trường trong quý II với sự phân hoá thành 3 nhóm.
Tăng hơn 2% so với giai đoạn đầu năm, Công ty cổ phần Chứng khoán VnDirect tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu với 27,35% thị phần. Chứng khoán TP HCM bám sát theo sau với tỷ lệ 25,94%. Nhóm doanh nghiệp tiếp theo là Chứng khoán MB và Chứng khoán Sài Gòn với thị phần lần lượt 17,22% và 16,52%. Ba công ty gồm Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chứng khoán Bản Việt lần lượt chia nhau những vị trí còn lại với tổng thị phần chưa đến 13%.
Tổng kết giai đoạn nửa đầu năm 2018, VnDirect đứng đầu với tỷ lệ 26,82%. Xếp hạng thị phần chỉ ghi nhận duy nhất một sự hoán đổi vị trí giữa Chứng khoán MB và Chứng khoán Sài Gòn.
Khi thị trường cơ sở rơi vào xu hướng giảm và biến động mạnh trong phiên, chứng khoán phái sinh đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn nhờ phát huy lợi thế giao dịch hai chiều để tạo thêm cơ hội.
Điều này được chứng minh bằng số lượng giao dịch toàn thị trường quý II là 4,18 triệu hợp đồng, tăng trưởng 210% so với quý I. Tổng khối lượng giao dịch 6 tháng đầu năm đạt trên 6,65 triệu hợp đồng, tương đương bình quân mỗi ngày xấp xỉ 30.000 hợp đồng. Ngày 28/6, thị trường chứng khoán phái sinh ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục khi có đến 140.490 hợp đồng.
Ông Nguyễn Tuấn Cường – Giám đốc sản phẩm cấu trúc Công ty cổ phần Chứng khoán VnDirect nhận định, ngoài tác động của thị trường cơ sở thì một trong những nguyên nhân khiến thanh khoản chứng khoán phái sinh tăng đột biến là ngày càng nhiều nhà đầu tư nắm bắt được cách thức giao dịch và tính năng của phái sinh như phòng ngừa rủi ro, giao dịch trong ngày, mua bán hai chiều…
Thị trường phái sinh bắt đầu hoạt động từ tháng 8/2017 với sản phẩm duy nhất tính đến nay là hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index. So với thị trường chứng khoán cơ sở, hàng hóa trên thị trường phái sinh không phụ thuộc vào tổ chức phát hành, mà phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư với sự vận động của thị trường trong tương lai.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới đây cũng chấp thuận thêm hai công ty ty là Chứng khoán KIS Việt Nam và Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam giao dịch chứng khoán phái sinh, nâng tổng số đơn vị thành viên lên 9 công ty.
Theo VnExpress.net
Thị trường chao đảo, nhiều nhà đầu tư vẫn ôm cổ phiếu "cố thủ chờ thời" | |
Khối ngoại bán ròng - Đừng bàng quan! | |
Chứng khoán phái sinh và rủi ro hiện hữu | |
Việt Nam: Bắt đầu với chứng khoán phái sinh |
-
Đức ký kết hợp đồng mua khí đốt tự nhiên của Mỹ trong 10 năm
-
Chủ tịch HĐQT Shinec: Kinh doanh tín chỉ carbon như "bán đàn vịt giời"
-
Apple bị “soán ngôi” công ty giá trị nhất thế giới
-
Tin tức kinh tế ngày 26/10: Nợ nước ngoài của Chính phủ giảm nhanh
-
Thiếu hụt khung pháp lý - Rào cản giảm tốc hình thành thị trường carbon