Việt Nam: Bắt đầu với chứng khoán phái sinh
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 5/5/2015 về Chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh (CKPS). Đây là một lĩnh vực tài chính bậc cao, nhiều nước trên thế giới đã vận hành từ rất lâu, nhưng đối với Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ.
Do đó, cơ hội để các cơ quan quản lý, các thành viên tham gia thị trường, các nhà đầu tư, chuyên gia, nhà nghiên cứu…. trao đổi, thảo luận về môi trường pháp lý, sự cần thiết và kinh nghiệm quản lý, giám sát thị trường CKPS còn nhiều hạn chế.
BIDV nhận giải thưởng Thương vụ sáp nhập tiêu biểu Việt Nam |
BIDV: 20 năm phát triển vượt bậc |
Về thị trường chứng khoán của Việt Nam, tính đến nay, trên thị trường có 892 mã cổ phiếu niêm yết trên 3 sàn giao dịch với tổng vốn hóa khoảng 32% GDP, giá trị giao dịch hàng ngày trên 2.000 tỷ đồng. Thị trường trái phiếu, đặc biệt là thị trường trái phiếu chính phủ cũng có bước phát triển vượt bậc 3 năm gần đây, với quy mô đạt 22% GDP, thanh khoản thường xuyên lên tới 2.000 tỷ đồng/phiên với sự tham gia của 25 thành viên đấu thầu và 54 thành viên giao dịch là các định chế tài chính hàng đầu trong nước.
Tại Hội thảo, PTGĐ BIDV Trần Phương cho biết, là một thành viên tham gia vào TTCK, với tư cách ngân hàng thanh toán, ngân hàng lưu ký và sở hữu một công ty kinh doanh chứng khoán, BIDV luôn quan tâm tới những biến động của thị trường, các chính sách phát triển thị trường và cùng tham gia tích cực đóng góp cho sự phát triển của TTCK, từ khi thị trường được thành lập vào năng 2000.
Đại diện BIDV cho rằng, việc đưa các loại CKPS thành hàng hóa quy chuẩn của thị trường niêm yết là bước rất cần thiết nhằm đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường, tạo ra công cụ đáp ứng yêu cầu phòng ngừa rủi ro cũng như mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư.
Chuyên gia kinh tế tham luận tại Hội thảo |
Nhằm sẵn sàng cho việc tham gia tích cực và chủ động vào TTCKPS, BIDV đang phối hợp với VIASM triển khai đề tài nghiên cứu “Điều kiện vận hành hiệu quả thị trường CKPS”, TSKH Nguyễn Thành Long, Phó Chủ tịch UBCKNN cũng đưa ra một số định hướng phát triển thị trường CKPS trong thời gian tới tới. Đó là chủ động tích hợp các chính sách phát triển TTCK vào quá trình cải cách thể chế, tái cơ cấu và thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. TTCK được chú tâm phát triển để cùng gánh vác vai trò trung chuyển vốn, phân bổ vốn hiệu quả theo tín hiệu thị trường trong nền kinh tế.
Ngoài ra, TS Long cũng chỉ ra thị trường trong nước cần tranh thủ và tận dụng cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tiến trình cải cách thể chế trong nước để xây dựng và phát triển TTCK theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Mục tiêu xuyên suốt là khơi thông triệt để dòng lưu chuyển vốn trong nước và ngoài nước để hỗ trợ DN, hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng; Kiên định và thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển TTCK.
Ông Cấn Văn Lực, PTGĐ BIDV nhận định, thị trường phái sinh có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế; bao gồm việc là 1 giải pháp hiệu quả thay thế các giao dịch thị trường tiền mặt và góp phần phân bổ nguồn lực, nguồn vốn; đồng thời là công cụ quan lý rủi ro, nhất là rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro vỡ nợ tín dụng, rủi ro giá chứng khoán…
Ngoài ra, CKPS còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thị trường tài chính; và (iv) các tập đoàn, định chế tài chính và chính phủ đều có lợi ích từ thị trường phái sinh khi mà nguồn huy động vốn có chi phí thấp và đa dạng. Ví dụ, các nhà đầu tư có thể tăng tỷ suất lợi nhuận tài sản và tạo các loại tài sản hấp dẫn, tăng tính thanh khoản cho thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể vay vốn từ các nguồn vốn giá rẻ mà không cần để ý tới đồng ngoại tệ hay lãi suất bằng việc sử dụng sản phẩm hoán đổi ngoại tệ hoặc hoán đổi lãi suất.
Trong thị trường phái sinh, các định chế tài chính (ĐCTC) đóng vai trò là trung gian, thành viên giao dịch, cung cấp công cụ quản lý rủi ro, kết nối nhu cầu của người mua-bán các hợp đồng phái sinh, tăng tính thanh khoản cho thị trường. Các ĐCTC cũng là thành viên sử dụng trực tiếp các sản phẩm phái sinh với mục đích tương tự các nhà đầu tư như: phòng ngừa rủi ro, đầu cơ, kinh doanh chênh lệch giá…. Đồng thời, các sản phẩm CKPS đem lại một số lợi ích riêng biệt nổi bật đối với các ĐCTC như: tăng thu dịch vụ; đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng bằng sản phẩm chuyên biệt, thiết kế theo nhu cầu khách hàng; đa dạng hóa khách hàng; tăng năng lực cạnh tranh; khẳng định vị thế của ngân hàng hiện đại hướng đến sản phẩm tiên tiến, theo thông lệ quốc tế.
Để thị trường CKPS Việt Nam vận hành hiệu quả, TS Lực gợi ý một số giải pháp cơ bản như cần tạo hàng hóa chuẩn và phát triển thị trường CKPS có lộ trình từ thấp đến cao, xây dựng hành lanh pháp lý đồng bộ, xây dựng hạ tầng tài chính hiện đại…
Theo TS. Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường, UBCKNN, phát triển TTCKPS là nội dung quan trọng trong Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2020 của Chính phủ. Hơn nữa, TTCK hiện mới chỉ có các CK cơ sở (Cổ phiếu, Trái phiếu, Chứng chỉ quỹ), thiếu các công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro và đòn bẩy lợi nhuận là CKPS, một số CKPS đã tự phát ra đời cũng cần được quản lý. Do đó, sự ra đời TTCKPS là quá trình phát triển tất yếu của TTCK, nhưng hiện tại thiếu các quy định pháp lý. Đó cũng là lý do mà Chính phủ đã ban hành QĐ 366/TTg về Phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển TTCKPS.
Trong khi đó, ông Mehrdad Farimani – Giám đốc điều hành Dịch vụ thanh toán HĐ tương lai - Ngân hàng HSBC nhấn mạnh: Bản thân sản phẩm CKPS không phải là tội đồ gây nên rủi ro, mà vấn đề là chúng ta hiểu, quản lý và sử dụng sản phẩm CKPS đó như thế nào.
Giáo sư Henri Berestycki cũng đã trao đổi về “Vai trò của toán tài chính đối với thị trường CKPS”, nhất là trong việc ứng dụng mô hình toán trong định giá và quản lý danh mục phái sinh, nghiên cứu định lượng và đào tạo toán tài chính. Đó cũng là mối liên hệ quan trọng giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa nghiên cứu ứng dụng và kinh doanh - vốn dĩ đang yếu và thiếu tại nhiều nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
Song Lê
-
Giá vàng hôm nay (25/11): Thị trường thế giới tăng trở lại
-
Giá vàng hôm nay (20/11): Thị trường thế giới tăng mạnh
-
VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024
-
Agribank đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn - tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng
-
Kinh nghiệm quốc tế về bảo hiểm rủi ro thiên tai và khuyến nghị cho Việt Nam