Vĩnh Phúc họp bất thường, quyết định tiêm vắc xin miễn phí cho người dân
Ngày 16/5, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức kỳ họp bất thường để xem xét, thông qua nghị quyết về chính sách hỗ trợ kinh phí tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 trên địa bàn giai đoạn 2021- 2022, một số chế độ hỗ trợ đặc thù phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 và quy định mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 theo phương pháp gộp mẫu áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thực hiện trên địa bàn. Các quy định này có hiệu lực từ ngày 16/5.
Theo đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định hỗ trợ 100% chi phí tiêm vắc-xin Covid-19 đối với người đủ 18 tuổi có hộ khẩu hoặc tạm trú trên 6 tháng tại Vĩnh Phúc; hỗ trợ 100% tiền ăn (trị giá 80.000 đồng/người/ngày) cho các trường hợp thực hiện việc cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung để phòng chống dịch Covid -19...
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan (Ảnh: Hải Vân). |
Trao đổi nhanh với báo chí, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan khẳng định với những quyết định mang tính bước ngoặt, tỉnh Vĩnh Phúc đều tuân thủ chặt chẽ 2 điều kiện tiên quyết là căn cứ vào các quy định của pháp luật và căn cứ vào điều kiện thực tế đang diễn ra.
Vì vậy, dù đang gặp nhiều khó khăn khi kinh tế bị đình trệ, mặt khác Nhà nước đã có quy định về việc người thực hiện cách ly phải tự trả chi phí nhưng tỉnh vẫn quyết định hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày cho tất cả các trường hợp thực hiện cách ly tại các khu cách ly tập trung trên địa bàn.
Bên cạnh đó, với chủ trương miễn phí tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho toàn người dân từ đủ 18 tuổi trở lên, với số tiền thực hiện sẽ lên tới khoảng 300 - 400 tỷ đồng, nhưng tỉnh Vĩnh Phúc vẫn triển khai với mong muốn giảm bớt gánh nặng cho người dân trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh gây ra.
Đặc biệt, chính sách này cũng là thành quả người dân Vĩnh Phúc xứng đáng được nhận từ công sức đóng góp của mình cho sự phát triển chung của tỉnh thời gian qua.
Tiêm phòng vắc xin Covid-19 ở tỉnh Vĩnh Phúc (Ảnh: Trà Hương). |
Về việc yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn phải xét nghiệm cho 100% người lao động, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho rằng chủ trương này vừa mang tính động viên, vừa là yêu cầu bắt buộc. Nguyên nhân là thực hiện chủ trương xã hội hóa phòng chống Covid-19, mọi cơ quan, đơn vị, địa phương, tập thể, cá nhân đều phải có trách nhiệm với cộng đồng.
Trong điều kiện người lao động quá vất vả vì dịch bệnh, doanh nghiệp cần thể hiện rõ trách nhiệm xã hội, thiết thực chia sẻ với chính công nhân của mình. Ở chiều ngược lại, người lao động được đảm bảo an toàn sức khỏe sẽ có cơ hội, điều kiện cống hiến tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Về nguồn lực thực hiện, do đã chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với dịch Covid-19 ở mọi cấp độ nên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc khẳng định đến thời điểm này, tỉnh Vĩnh Phúc đã chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
Theo Dân trí
Xúc động hình ảnh nhân viên y tế "rũ như lá héo", lả người vì vắt kiệt sức |
Bí thư Hà Nội: Dập dịch nhưng không phong tỏa cực đoan, "ngăn sông cấm chợ" |
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường