Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vinacomin: Yên tâm về hiệu quả Dự án Bô-xít ở Tây Nguyên

07:00 | 26/06/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Tự tin về tính khả thi, đảm bảo hiệu quả kinh tế về mặt lâu dài của Dự án Bô-xít Tây Nguyên,Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (Vinacomin) và Ban Chỉ đạo Dự án Bô-xít Tây Nguyên khẳng định tiếp tục triển khai hoạt động cả 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ theo đúng kế hoạch.

Đã có kết quả bước đầu

Tính đến tháng 4/2013, tổng giá trị thực hiện đầu tư của toàn bộ dự án đạt khoảng 11.612 tỉ đồng, tổng giá trị đã giải ngân đạt khoảng 11.125 tỉ đồng.

Về tiêu thụ sản phẩm: Hiện tại, Vinacomin đã ký hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm alumina với Công ty Marubeni (Nhật Bản), Công ty HH Nhôm Vân Nam (Trung Quốc). Ngoài ra các công ty của Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Chalco Trading (Trung Quốc), Anh quốc, Malaysia... cũng quan tâm xem xét mua alumin của Việt Nam. Ngày 25/5/2013 vừa qua, Vinacomin đã xuất 15 ngàn tấn alumin đầu tiên cho khách hàng là Thụy Sĩ.

Như vậy, có thể nói việc tiêu thụ sản phẩm alumin hoàn toàn không có vấn đề gì đáng lo ngại như dư luận lên tiếng. Cho ra đời sản phẩm alumin đầu tiên từ tháng 12 năm ngoái, đến thời điểm hiện tại tính đến tháng 4/2013, tổ hợp đã sản xuất được trên 265.000 tấn quặng tinh bô-xít, 28.600 tấn alumin và 16.700 tấn hydrate (là sản phẩm đưa vào nung để ra alumin). Về chất lượng sản phẩm alumin cơ bản đã đạt chất lượng theo yêu cầu của hợp đồng (hàm lượng AL2O3 > 98,6%,).

Lắp đặt các bồn kết tinh tại Nhà máy Alumina Nhân Cơ

Ông Hoàng Khải Quốc Minh, Giám đốc Nhà máy Alumin Tân Rai, Lâm Đồng cho biết: “Hiện nay, nhà máy chạy khoảng 50-60% công suất theo đúng như kế hoạch và trong quý II phấn đấu đảm bảo 100% công suất. Với sản phẩm hiện nay đã được thị trường chấp nhận, hiện nhà máy đã bán sản phẩm cho một số đối tác trong nước cũng như là xuất khẩu”.

Về công nghệ sản xuất alumin bằng phương pháp thủy nhiệt (BE), tách bô-xít ở nhiệt độ 140-1450C trong độ kiềm thấp được áp dụng cho các dự án. Theo Vinacomin đây là công nghệ tiên tiến đang được phổ cập trên thế giới. Hiện thế giới có 27 nhà máy xử lý alumin thì có 26 nhà máy sử dụng công nghệ tương tự ở Tân Rai và Nhân Cơ. Quặng khai thác đến đâu, đưa vào khu tập trung sản xuất theo quy trình và hoàn thổ đến đó. Liên quan đến việc hoàn thổ, tập đoàn dự kiến chỉ sau 3 năm là hoàn nguyên.

Về vấn đề xử lý bùn đỏ, qua 6 cấp lọc rửa thu hồi sút và các hóa chất, chất thải của quá trình tuyển bô-xít sản xuất alumin được biến thành bùn khô. Dung dịch nước sút trong quá trình thải được thu hồi phục vụ sản xuất. Công nghệ đang được áp dụng tại Nhà máy Tân Rai và Dự án Nhân Cơ sau này cũng là công nghệ thải bùn đỏ được 70% nhà máy alumin trên thế giới sử dụng. Ngoài ra, nguồn nước phục vụ tuyển quặng cũng đã được chủ đầu tư đảm bảo bởi các hồ chứa.

Khả năng nghiên cứu thu hồi các sản phẩm có ích từ bùn đỏ đã có kết quả ban đầu và khả năng thành công lớn. Được biết, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đang tích cực khẩn trương hoàn thiện đề tài ở quy mô thử nghiệm để chuyển sang quy mô công nghiệp việc nghiên cứu xử lý bùn đỏ để thu hồi lại xút, sản xuất sắt xốp, xỉ. Nếu thành công sẽ mang lại nguồn thu bổ sung cho dự án và đặc biệt là giảm thiểu mức độ ô nhiễm của bùn đỏ, giảm thiểu việc đầu tư hồ bùn đỏ, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với dự án.

Đối với Dự án Tân Rai, Vinacomin đã cho xây hồ chứa 20 triệu m3. Trong mùa khô vừa rồi, ngoài nước phục vụ sản xuất alumin, Vinacomin còn giúp giải quyết tình trạng hạn hán cho sản xuất nông nghiệp và được địa phương đánh giá cao.

Chủ động triển khai Dự án Nhân Cơ

Với Dự án Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông), dự án đã được triển khai thực hiện theo đúng chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng. Có công suất thiết kế giai đoạn 1 là 650.000 tấn alumin/năm và công suất bảo đảm vận hành là 630.000 tấn alumin/năm. Dự án được tổ chức thực hiện tương tự như Dự án Tổ hợp bô-xít - nhôm Lâm Đồng.

Tổng giá trị đã thực hiện của toàn bộ dự án và một số dự án khác liên quan tính đến hết hết tháng 3 đạt hơn 6.800 tỉ đồng. Trong đó: Giải ngân gói thầu EPC Nhà máy Alumin đạt khoảng 4.606 tỉ đồng. Theo đánh giá của Vinacomin, dự án đạt hiệu quả kinh tế cũng đạt hiệu quả kinh tế.

Hiện nay, mọi hoạt động trên công trường đang hoạt động bình thường, các gói thầu nhà máy alumin đã triển khai được 72/73 hạng mục, toàn bộ thiết bị đã được tập kết tại chân công trình, nhà thầu đang tiến hành lắp đặt thiết bị, trong đó khối lượng hoàn thành đã đạt hơn 50%. Dự kiến đến giữa năm 2014, nhà máy sẽ hoàn thành và có sản phẩm. Giám đốc Ban Quản lý Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ, Đắk Nông Bùi Quang Tiến khẳng định: “Việc triển khai xây dựng nhà máy được chuẩn bị kỹ càng và Vinacomin có trách nhiệm với công việc của mình. Nhà máy dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2014”.

Rút kinh nghiệm từ Dự án Tân Rai để tập trung chỉ đạo Dự án Nhân Cơ, lãnh đạo Vinacomin cho rằng, Nhân Cơ tuy đã chậm tiến độ một thời gian nhưng Vinacomin vẫn luôn chủ động triển khai kế hoạch và tập đoàn cũng tập trung cao điểm cho việc xây dựng nhà máy này.

Tổng vốn Vinacomin đã đầu tư cho hai dự án bô-xít tại Tây Nguyên hiện là trên 18.000 tỉ đồng. Cả hai dự án đều đã phải tăng tổng mức đầu tư thêm hơn 30% so với phê duyệt năm 2009 do các nguyên nhân khách quan như biến đổi tỷ giá, lãi suất vốn vay, chi phí giải phóng mặt bằng, đầu tư bảo vệ môi trường… và nguyên nhân chủ quan như tăng chi phí quản lý, tư vấn… Những yếu tố này khiến thời gian thu hồi vốn của 2 dự án tăng thêm 3 năm so với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, chủ đầu tư khẳng định: Về tổng thể, đây vẫn là những dự án đảm bảo hiệu quả kinh tế. 

Theo chỉ đạo của Chính phủ, hai dự án này được xác định là dự án thí điểm để làm cơ sở cho việc quyết định chủ trương về phát triển ngành công nghiệp bô-xít - nhôm trong những năm tới. Về mặt kinh tế, các tính toán về hiệu quả của cả hai dự án đều đã xem xét đầy đủ mọi yếu tố ảnh hưởng và kết quả tính toán cho thấy cả hai dự án đều có hiệu quả kinh tế.

Đối với công việc hiện tại của cả 2 dự án còn rất nhiều việc phải làm bởi dự án này cần phải tính đến hiệu quả kinh tế xã hội tổng thể và tính hiệu quả phải xét cả vòng đời dự án. Các tính toán kinh tế chỉ tính cho 30 năm hoạt động, song thực tế dự án sẽ tồn tại trên 50 năm và những năm về sau sẽ có hiệu quả lớn hơn (do nhà máy đã hết khấu hao).

Theo đánh giá của PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam - Vinacomin: Dự án Alumin Tân Rai là 1 trong 2 dự án thí điểm lần đầu tiên xây dựng ở nước ta, thực hiện giai đoạn 1 với công suất bằng 1/2 công suất kinh tế và đi vào hoạt động trong bối cảnh kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái. Dự án là bước đi ban đầu trong việc thực hiện quy hoạch phát triển đồng bộ một ngành công nghiệp bô-xít - alumin - nhôm và sau nhôm cùng các ngành công nghiệp hỗ trợ. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả nói chung và hiệu quả kinh tế nói riêng của dự án phải được xem xét tổng thể, toàn diện, đầy đủ trong bối cảnh đó chứ không được cắt khúc, chia đoạn ra để đánh giá.

Tiềm năng để nâng cao hiệu quả kinh tế của Dự án Alumin Tân Rai bao gồm tiềm năng trong ngắn hạn và trong dài hạn là rất lớn. Dự án chắc chắn có hiệu quả kinh tế cao khi khai thác, phát huy được các tiềm năng nêu trên. Vấn đề cơ bản hiện nay là sớm đưa Nhà máy alumin Tân Rai đi vào hoạt động ổn định và nỗ lực thúc đẩy thực hiện các bước tiếp theo của chiến lược phát triển ngành công nghiệp bô-xít - alumin - nhôm đã đề ra trong quy hoạch.

Kiên Nguyễn