Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Việt Nam sẽ trở thành "thung lũng Silicon" của ASEAN?

07:00 | 13/02/2017

1,028 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Mặc dù hầu hết các nước ASEAN đang nỗ lực phát triển những lĩnh vực công nghệ cao trong nền kinh tế, nhưng Việt Nam là nước có cơ hội tốt nhất để trở thành thung lũng Silicon trong khu vực, hãng tin Sputniknews của Nga dẫn thông tin từ báo Asian Correspondent cho biết.  
viet nam se tro thanh thung lung silicon cua asean
Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ bên kia sông Sài Gòn

Từ lâu, Việt Nam đã được coi là đất nước có nền giáo dục mạnh về toán học và khoa học tự nhiên. Vào năm 2012, một số học sinh 15 tuổi lần đầu tiên tham gia cuộc thử nghiệm PISA (Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế) đã giành vị trí thứ 8 trong các ngành khoa học tự nhiên và đứng thứ 17 về toán học. Những kết quả ấn tượng này được lặp lại vào năm 2015, khi học sinh Việt Nam vượt lên những người bạn cùng độ tuổi đến từ Mỹ, Úc và Anh cũng trong chương trình thử nghiệm này.

Thế mạnh kiến thức của giới trẻ Việt Nam về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đã thu hút sự chú ý của nhiều tập đoàn công nghệ quốc tế đang tìm kiếm tài năng mới. Sau khi đến thăm một trường học ở Việt Nam, kỹ sư phần mềm kỳ cựu từ Alphabet Inc. của Google, ông Neil Fraser đã phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Reuters rằng, ông chưa bao giờ nhìn thấy những học sinh xuất sắc về máy tính như vậy. “Họ giải quyết được những vấn đề rất khó ngay cả đối với những người đang tìm việc tại Google” – ông Fraser nói.

Giám đốc Điều hành của Google, ông Sundar Pichai sau cuộc hội kiến với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu năm 2016 cũng cam kết, Việt Nam sẽ sớm trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất đối với Google, cũng như đối với nhiều công ty và các doanh nghiệp khác. Ông Pichai mới đây cho biết, sắp tới, 1.400 kỹ sư công nghệ thông tin Việt Nam sẽ được đào tạo tại trung tâm công nghệ khổng lồ của Google ở California.

Việt Nam đang có rất nhiều thuận lợi từ chính sách tài trợ và Chính phủ có đường lối phát triển đất nước trở thành một trung tâm của khu vực về công nghệ và đổi mới khoa học.

Ví dụ điển hình là dự án đầy tham vọng Thung lũng Silicon được hỗ trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm đưa Việt Nam tiến tới đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức, thu hút những người giàu kinh nghiệm, có tay nghề vững và đầu tư phát triển các lĩnh vực công nghệ cao có khả năng cạnh tranh.

Sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam còn nằm ở chỗ, lực lượng lao động chất xám rất am hiểu công nghệ thông tin, giá nhân công rẻ hơn so với Trung Quốc và năng suất cao hơn các quốc gia khác trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Trước đây, Việt Nam từng nổi lên như là trung tâm sản xuất đối với các nhà sản xuất thiết bị điện tử của Hàn Quốc và Nhật Bản như Samsung, LG Electronics, Panasonic, Toshiba… Các công ty này đã có nhà máy ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Giờ đây đất nước chú trọng tập trung chuyển đổi từ nhà sản xuất linh kiện điện tử thành trung tâm nghiên cứu, đổi mới công nghệ và phát triển.

Nếu kế hoạch của Việt Nam trở thành hiện thực, có mọi lý do để tin rằng nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ noi theo gương năng động sáng tạo của nhà phát triển phần mềm Nguyễn Hà Đông, người vào năm 2014 đã phát triển Flappy Bird, một trò chơi trên điện thoại thông minh, đứng đầu các bảng xếp hạng ứng dụng của Apple và Android, báo Asian Correspondent nhận xét.

Với một hệ thống giáo dục hiệu quả, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư nước ngoài tương đối thông thoáng và một thế hệ trẻ am hiểu công nghệ, xác định được mục tiêu thu được lợi ích tài chính từ các ngành công nghiệp công nghệ cao toàn cầu, Việt Nam có tất cả các điều kiện cần thiết cho việc chuyển đổi thành một nước dẫn đầu lâu dài về công nghệ cao trong khu vực, Ansian Correspondent kết luận.

Bá Thủy

Sputniknews