Cuộc đua vươn tới vị trí dẫn đầu Đông Nam Á về năng lượng mặt trời và gió trong năm 2024 (Kỳ 2)
Ảnh minh họa |
III/ Khả năng ASEAN đạt mục tiêu năng lượng tái tạo khu vực năm 2025 bản lề về giảm thiểu sử dụng khí và than
Trong khi các nước thành viên ASEAN hiện đang nỗ lực hướng tới chính sách năng lượng hỗ trợ và minh bạch, mục tiêu của ASEAN là đạt mục tiêu 35% tổng công suất năng lượng tái tạo vận hành vào năm 2025 có thể dễ dàng đạt được và cuối cùng là không có tham vọng đối với bản thân khối ASEAN. Các nước thành viên ASEAN đã đạt được công suất năng lượng tái tạo đang được vận hành chiếm 32% tổng công suất, bao gồm vận hành thủy điện, địa nhiệt và năng lượng sinh học cũng như năng lượng mặt trời và gió.
Thực tế, khoảng cách giữa công suất vận hành và mục tiêu tổng công suất năng lượng tái tạo 35% có thể đạt được dễ dàng bằng năng lượng mặt trời và gió quy mô tiện ích đã có trong triển vọng một quy trình làm việc, giúp doanh nghiệp B2B vận hành một cách hiệu quả của các nước thành viên ASEAN. Ngay cả trong bối cảnh nhu cầu năng lượng của các nước thành viên ASEAN tăng nhanh với ước tính khoảng 3% mức tăng hàng năm cho đến năm 2030 là thời điểm các nước ASEAN chỉ cần vận hành hệ thống năng lượng mặt trời và gió quy mô tiện ích 6,3 GW công suất của họ gió hiện đang được xây dựng cộng với một bổ sung 10,7 GW công suất vào năm 2025 nhằm đạt được mục tiêu này. Hiện với hơn 220 GW năng lượng mặt trời và gió quy mô tiện ích tiềm năng trong các giai đoạn phát triển tiềm năng tương lai, trong đó bao gồm 23 GW công suất dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025 thì các nước thành viên ASEAN có khả năng đạt vượt qua mục tiêu đã đề ra này. Hơn thế nữa, mục tiêu trên của khu vực ASEAN tương đối ít tham vọng này cho phép các quốc gia hiện có thủy điện và năng lượng tái tạo đáng kể như CHDCND Lào, Campuchia, Malaysia và Việt Nam, đây là những quốc gia có tỷ lệ năng lượng tái tạo trung bình ở mức 58% đủ để bù đắp cho các quốc gia khác vẫn tiếp tục phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, chẳng hạn như Indonesia có dưới 15% công suất năng lượng tái tạo. Mặc dù chính sách của các quốc gia được thiết kế nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư tài chính vào năng lượng tái tạo là một chỉ dấu rõ ràng cho thấy các quốc gia thành viên ASEAN đang tích cực chuẩn bị tăng công suất năng lượng mặt trời và gió song sự huy động vốn này bị suy yếu bởi cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch được quy định đã hạn chế dòng đầu tư mới vào năng lượng mặt trời và gió ở quy mô tiện ích.
Khí và than mỗi loại chiếm khoảng 30% tổng công suất lắp đặt của các nước thành viên ASEAN, và công suất nhà máy nhiệt điện than đã đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 7% kể từ năm 2017. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch có thể tiếp tục diễn ra khi nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng nhanh hơn so với phát triển năng lượng mặt trời và gió quy mô tiện ích ở các quốc gia thành viên ASEAN, thay vào đó, nhu cầu sẽ được đáp ứng bằng một loạt các nhà máy nhiệt điện đốt than mới. Tương tự như vậy, các chính sách năng lượng quốc gia khuyến khích việc sử dụng khí đốt như là một “bước đệm” trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Do đó, các quốc gia thành viên ASEAN có khả năng trở thành nhà nhập khẩu ròng khí đốt vào năm 2025 để đáp ứng việc xây dựng mới các nhà máy điện chạy bằng khí đốt, điều này khiến cho các nước thành viên ASEAN ngày càng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Indonesia, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan đại diện cho các nước thành viên ASEAN có mức tiêu thụ và sản xuất nhiên liệu hóa thạch cao nhất, một tình trạng đáng quan ngại khi tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ cản trở nỗ lực đạt được mục tiêu net zero.
Mặt khác, việc đầu tư không đủ vào việc củng cố cơ sở hạ tầng hệ thống mạng lưới điện cũng là một trở ngại dai dẳng khác cho việc tích hợp năng lượng mặt trời và gió quy mô tiện ích hòa vào lưới điện của các nước thành viên ASEAN. Ví dụ, một số trang trại hệ thống năng lượng mặt trời mới nhất của Việt Nam đã phải đối mặt với những trở ngại liên quan để tích hợp lưới điện, điều này có thể đóng vai trò như là lời cảnh báo cho nhà đầu tư về những thách thức mà họ có thể gặp phải khi các nước thành viên ASEAN mở cửa thị trường năng lượng mặt trời và gió.
Tuy nhiên, điều có thể thấy rõ nhất sự tiến bộ trong chính sách năng lượng quốc gia mà các nước thành viên ASEAN đang nỗ lực thực hiện thu hút vồn đầu tư tư nhân vào phát triển năng lượng mặt trời và gió nhằm giúp giảm bớt những trở ngại nêu trên. Hiện những khoản đầu tư đang được thu hút đầu tư không chỉ từ bên ngoài khu vực mà còn đến từ chính các nước thành viên ASEAN. Cơ sở hạ tầng mua bán và truyền tải điện đa phương giữa các nước thành viên ASEAN đang có sự phát triển nhanh chóng, chẳng hạn như quan hệ đối tác của Singapore với Indonesia và Campuchia về việc nhập khẩu 3 GW công suất năng lượng tái tạo vào năm 2028. Chính sách năng lượng có chủ ý và minh bạch có thể định hướng cho các nước thành viên ASEAN và gửi tín hiệu một cách rõ ràng tới các nhà đầu tư việc họ cam kết thúc đẩy chuyển đổi năng lượng quốc gia.
IV/ Điểm nổi bật về năng lượng từng quốc gia ASEAN
Brunei: Hiện Brunei đang đặt mục tiêu sản xuất 200 MW công suất năng lượng mặt trời vào năm 2025 và dành ít nhất 30% tổng sản lượng điện vào năm 2025 là năng lượng mặt trời. Đây là sự gia tăng từ mục tiêu công suất trước đó chỉ 100 MW trong cùng thời kỳ. Trong khi những nỗ lực đang được thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối sản xuất năng lượng mặt trời thì vẫn không có hệ thống năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió quy mô tiện ích đang được vận hành. Hiện mới chỉ với 30MW công suất năng lượng mặt trời quy mô tiện ích tiềm năng nên Brunei phải tăng gấp đôi công suất để đạt được mục tiêu đáng khen ngợi của họ đặt ra vào năm 2025. Mặc dù có những nỗ lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia vào việc phát triển và tài trợ cho năng lượng tái tạo song khí đốt tự nhiên vẫn đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong nguồn cung năng lượng, khí đốt và dầu thô chiếm tới 65% GDP và 95% kim ngạch xuất khẩu của Brunei và là quốc gia gần đây cũng đã thông qua việc khai thác nguồn tài nguyên khí đốt tự nhiên để tiếp tục giải quyết nhu cầu khí đốt trong nước.
Campuchia: Năm 2023, Campuchia đã phát triển kế hoạch năng lượng điện quốc gia đầu tiên nhằm giải quyết việc mở rộng nhu cầu năng lượng và vạch ra các mục tiêu về năng lượng tái tạo. Kế hoạch này đặt ra yêu cầu đầu tư thấp và lộ trình phát triển năng lượng tái tạo mạnh mẽ. Campuchia cũng đưa ra cam kết không phát thải CO₂ ròng bằng 0 vào năm 2050. Hiện Campuchia cũng đã chứng kiến mức tăng trưởng 415% về năng lượng tái tạo ở quy mô tiện ích tiềm năng kể từ tháng 1/2023, chủ yếu bao gồm việc phát triển năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, hiện tại không có hệ thống năng lượng mặt trời hoặc dự án gió trong nước đang được xây dựng phát triển. Tháng 3/2023, Campuchia và Singapore đã cùng thống nhất hợp đồng Singapore nhập khẩu điện sản xuất từ Campuchia 1 GW công suất điện carbon thấp mỗi năm. Hiện người ta kỳ vọng một phần năng lượng này sẽ đến từ năng lượng mặt trời được sản xuất tại Campuchia. Điều này biểu thị động lực cho sự hợp tác nội vùng nhằm đáp ứng mục tiêu năng lượng tái tạo của khối ASEAN.
Indonesia: Năng lượng mặt trời và gió ở quy mô tiện ích đóng góp thấp hơn 1% tổng công suất vận hành của Indonesia. Hiện có 19 GW công suất năng lượng mặt trời và năng lượng gió quy mô tiện ích đang được phát triển, trong đó với hơn 85% năng lượng này đến từ quy mô tiện ích phát triển điện mặt trời, tuy nhiên không có công suất nào trong số này hiện đang được xây dựng phát triển. Indonesia đặt mục tiêu đạt 29 GW công suất năng lượng mặt trời và 9 GW công suất năng lượng gió vào năm 2030, và đã đặt mục tiêu phát thải CO₂ ròng bằng 0 vào năm 2060. Indonesia phát triển năng lượng tái tạo rất phức tạp do sự phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch đối với lĩnh vực năng lượng của đất nước. Indonesia hiện đang đàm phán với các quốc gia G7 về các quy định của JETP trị giá 20 tỷ USD theo dự luật Năng lượng tái tạo mới nhất. Các thỏa thuận về quan hệ đối tác đang được soạn thảo ngay cả khi Indonesia tiếp tục tăng cường năng lượng khí đốt và trì hoãn việc loại bỏ dần các nhà máy nhiệt điện đốt than đang bị tạm dừng lại.
CHDCND Lào: CHDCND Lào hiện không có năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió quy mô tiện ích lớn đi vào vận hành. Tuy nhiên, cả nước lại có gần 4 GW công suất năng lượng tái tạo tiềm năng, 90% trong số đó là phát triển năng lượng điện gió lực. Lào cũng đã cam kết ròng mục tiêu không phát thải CO₂ ròng bằng 0 vào năm 2050. Trang trại gió Monsoon (tỉnh Attapeu), được coi là một trong những trang trại gió lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á và điện năng tạo ra sẽ được bán cho Việt Nam trong vòng 25 năm. Dự kiến 80% điện năng do CHDCND Lào sản xuất sẽ bán cho Thái Lan và Việt Nam, và năng lượng tái tạo được dự đoán sẽ đi theo xu hướng này. CHDCND Lào cũng đang đàm phán với Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền tải điện năng lượng tái tạo đến tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Malaysia: Hiện Malaysia có 1,5 GW năng lượng mặt trời quy mô lớn đang hoạt động và không có năng lượng gió nào đang hoạt động. Tuy nhiên, Malaysia đặt mục tiêu sản xuất 31% công suất vận hành lắp đặt của đất nước từ năng lượng tái tạo vào năm 2025. Ngoài ra, Chính sách năng lượng quốc gia năm 2022 của quốc gia này đã đưa năng lượng mặt trời ở quy mô tiện ích vào kế hoạch đạt 18,4 GW công suất năng lượng tái tạo vào năm 2040 và net zero vào năm 2050. Malaysia đang vận hành 1,5 GW công suất năng lượng mặt trời quy mô tiện ích hoạt động, đóng góp 4% tổng công suất điện của cả nước. Ngoài ra, Malaysia còn có thêm 2,4 GW năng lượng mặt trời và gió quy mô tiện ích trong các giai đoạn tương lai.
Myanmar: Myanmar hiện có 190 MW công suất năng lượng mặt trời quy mô tiện ích đang được vận hành, với 5 GW công suất năng lượng mặt trời và gió tiềm năng đang được phát triển, trong đó có hơn 90% nguồn điện tiềm năng này thuộc dạng các dự án điện gió đã được công bố. Lĩnh vực năng lượng tái tạo của Myanmar được cho là rất phức tạp bởi tỷ lệ điện khí hóa thấp, thấp nhất trong các quốc gia thành viên ASEAN với chỉ khoảng một nửa dân số được kết nối vào hệ thống mạng lưới điện quốc gia của Myanmar. Ngoài ra, tiến độ về phát triển năng lượng tái tạo ở Myanmar cũng còn rất phức tạp bởi khủng hoảng xã hội và nhân đạo kéo dài. Mới đây, 1,3 GW công suất năng lượng mặt trời và gió quy mô tiện ích đã bị hủy bỏ tại Myanmar một phần bởi do việc cấm các công ty Trung Quốc đã thắng phần lớn gói thầu phát triển năng lượng mặt trời trước cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân sự trong nước. Bên cạnh đó cũng còn những quan ngại về việc Myanmar sẽ đầu tư nguồn tài nguyên trong phát triển khí đốt và thủy điện thay vì năng lượng mặt trời và năng lượng gió nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận nguồn điện do xung đột vũ trang và sự cạn kiệt nguồn trữ lượng khí đốt.
Philippines: Philippines hiện có 3 GW công suất năng lượng mặt trời và gió đang được vận hành, đóng góp tới 11% vào tổng công suất điện của Philippines. Các mục tiêu năng lượng quốc gia của Philippines bao gồm tăng công suất điện gió lên 2.345 MW vào năm 2030, tăng hơn gấp ba lần so với quy mô tiện ích 675 MW công suất điện gió hiện đang được vận hành. Những nỗ lực mới nhất của Philippines nhằm thúc đẩy năng lượng tái tạo trong nước thông qua việc thực hiện Chương trình đấu giá năng lượng xanh (green energy auction program-GEAP), bắt đầu vào năm 2022 và cho phép các nhà phát triển năng lượng đấu thầu công suất phát điện cụ thể. Philippines hiện cũng đang phải đối mặt với những thách thức trong việc tích hợp hệ thống mạng lưới điện của các dự án đi vào hoạt động thông qua GEAP cũng như sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Điện than và điện khí đốt vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng ở Philippines chiếm gần 60% sản lượng điện vào năm 2022 đến từ điện than, tăng 75% từ năm 2015 đến năm 2021. Tuy nhiên, Philippines vẫn tiếp tục duy trì lệnh tạm dừng các nhà máy nhiệt điện đốt than mới, thể hiện cam kết phát triển năng lượng tái tạo trong nước cho dù chưa thiết lập được mục tiêu phát thải CO₂ ròng bằng 0.
Singapore: Singapore hiện có tiềm năng năng lượng tái tạo thấp bởi do mật độ dân số cao và diện tích đất rất hạn chế. Hơn 50% công suất phát triển năng lượng tái tạo quy mô tiện ích của Singapore đến từ Chương trình SolarNova-một sáng kiến quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối điện mặt trời trên khắp Singapore. Ngoài ra, Singapore cũng còn tham gia sáng kiến truyền tải điện xuyên biên giới khi ký kết quan hệ đối tác đầu tiên vào năm 2022 khi tiếp nhận điện thủy điện từ CHDCND Lào qua hệ thống đường truyền tải điện trải rộng khắp Thái Lan và Malaysia. Bên cạnh đó, Singapore cũng dự kiến sẽ nhận được tới 3 GW công suất từ các nguồn năng lượng tái tạo đến từ Campuchia và Indonesia nhằm đạt được mục tiêu nhập khẩu năng lượng là 4 GW mỗi năm vào năm 2025. Singapore cũng còn đang mong chờ được tiếp nhận 1,75 GW công suất các nguồn năng lượng tái tạo từ Australia bằng hệ thống đường cáp truyền tải ngầm dưới đáy biển.
Thái Lan: Thái Lan là một trong số những nhà sản xuất điện mặt trời và điện gió quy mô tiện ích lớn nhất ở khối ASEAN với hơn 3 GW công suất tái tạo. Trong đó có tới 2/3 công suất này đến từ năng lượng gió trên bờ. Các mục tiêu năng lượng quốc gia của Thái Lan bao gồm 10 GW công suất điện mặt trời và 4 GW điện gió sẽ đi vào hoạt động vào năm 2030 và đáp ứng các mục tiêu cắt giảm lượng khí thải CO₂ ròng bằng 0 vào năm 2065. Triển vọng phát triển năng lượng tái tạo quy mô tiện ích tiềm năng ở Thái Lan chủ yếu bao gồm năng lượng mặt trời quy mô tiện ích với 2,7 GW công suất trong giai đoạn công bố và các giai đoạn tiền xây dựng. Tuy vậy, Thái Lan hiện không có công suất năng lượng tái tạo quy mô tiện ích đang xây dựng phát triển.
Timor-Leste: Timor-Leste (tức Đông Timor) hiện không có bất kỳ hệ thống năng lượng mặt trời hoặc gió quy mô tiện ích ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào. Timor Leste đang hợp tác với Liên hợp quốc để tăng cường khả năng tiếp cận năng lượng thông qua các dự án năng lượng mặt trời phân tán, đây là ưu tiên hàng đầu của đất nước nhằm cung cấp điện ổn định cho đại đa số người dân. Timor-Leste cũng đã đưa ra cam kết cắt giảm phát thải CO₂ ròng bằng 0 vào năm 2050.
Việt Nam: Hiện điện gió và mặt trời quy mô tiện ích lớn đóng góp gần 25% công suất điện của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong công suất năng lượng mặt trời và gió quy mô tiện ích lớn trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tích hợp tất cả điện năng được sản xuất bởi các dự án năng lượng tái tạo của đất nước, với một số dự án bị cắt giảm lên tới 13% sản lượng điện sản xuất do công suất lưới điện không đáp ứng đủ và ưu tiên vận hành nhiên liệu hóa thạch thay vì dựa trên năng lượng tái tạo. Năm 2022, Việt Nam đã đưa ra cam kết đạt được mục tiêu cắt giảm phát thải CO₂ ròng bằng 0 vào năm 2050. Năm 2023, Việt Nam cũng đã công bố lộ trình năng lượng mới nhất PDP8 được cho là đã bị chậm tiến độ hai năm. Lộ trình này đã vạch ra quỹ đạo của Việt Nam chuyển đổi năng lượng từ than đá cũng như vạch ra tham vọng đạt được gần 28 GW công suất năng lượng gió và 13 GW công suất năng lượng mặt trời quy mô tiện ích vào năm 2030. Để ứng phó với sự bùng nổ và phá sản năng lượng mặt trời của Việt Nam, lộ trình này đã thay đổi ngày vận hành các dự án năng lượng mặt trời mới cho đến khi sau năm 2030, cho phép các dự án được xây dựng và sẵn sàng để tích hợp hệ thống mạng lưới điện để nhận được ưu tiên hàng đầu. PDP8 cũng bày tỏ kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng điện khí nhằm giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào than. Những diễn biến này đang ngày càng cản trở nỗ lực bắt đầu thực hiện thỏa thuận tài trợ JETP trị giá 15,5 tỷ USD dành cho Việt Nam.
V/ Kết luận
Việc triển khai năng lượng tái tạo có ý nghĩa rất quan trọng đối với các quốc gia thành viên ASEAN nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch cũng như đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng. Khu vực Đông Nam Á rất có tiềm năng năng lượng tái tạo to lớn là 220 GW công suất năng lượng mặt trời và gió với quy mô tiện ích tiềm năng so với công suất vận hành hiện tại là 28 GW. Phần lớn các nước thành viên ASEAN đã đặt ra các mục tiêu quốc gia và đã bắt đầu lồng ghép các mục tiêu này vào chính sách năng lượng quốc gia nhằm hỗ trợ phát huy năng lực tiềm năng đi vào hoạt động không chỉ cần thiết để đáp ứng nhu cầu quốc gia và các mục tiêu năng lượng và toàn khối ASEAN mà còn khuyến khích đầu tư hơn nữa vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Mặc dù có những nỗ lực rõ ràng đang được thực hiện để tăng cường phát triển năng lượng tái tạo song điều này lại rất phức tạp do sự xây dựng của nhiên liệu hóa thạch và tỷ lệ xây dựng năng lượng mặt trời và gió đạt thấp trên toàn khu vực. Bằng cách tăng gấp đôi tập trung vào việc đưa 220 GW công suất của các dự án năng lượng mặt trời và gió quy mô tiện ích tiềm năng trở thành hiện thực, các nước thành viên ASEAN sẽ sẵn sàng không chỉ đáp ứng các mục tiêu năng lượng tái tạo trong khu vực mà còn mở đường cho chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.
VI/ Khoảng cách dữ liệu và nghiên cứu tương lai
Để biết thêm thông tin về phương pháp được sử dụng trong báo cáo này, xin vui lòng tham khảo phương pháp trang wiki. Các công cụ “The Global Solar Power Tracker and Global Wind Power Tracker” được cập nhật hàng năm. Tuy nhiên, do có độ trễ hoặc lỗ hổng về nguồn dữ liệu có sẵn công khai ở cấp dự án, cũng như thời gian thu thập dữ liệu so với ngày công bố dữ liệu, cả hai công cụ theo dõi trên đều có thể thiếu một số dự án đáp ứng tiêu chí đưa vào báo cáo này. Năng lượng mặt trời phân tán, lắp đặt ngoài hệ thống mạng lưới điện và năng lượng mặt trời quy mô tiện ích được kết nối lưới điện dưới ngưỡng Global Solar Power Tracker đưa vào 20 MW công suất ước tính chiếm khoảng 29% tổng công suất năng lượng mặt trời đang hoạt động của khối ASEAN. Trên toàn cầu, việc lắp đặt công suất năng lượng mặt trời trên 1 MW chỉ chiếm 56% tổng công suất năng lượng mặt trời đang hoạt động. Global Energy Monitor hiện đang đánh giá các chiến lược để kết hợp dữ liệu năng lượng mặt trời <= 20 MW trong các bản phát hành cập nhật dữ liệu trong tương lai. Cuối cùng, mặc dù rất hiếm khi các dự án điện gió có công suất gió dưới ngưỡng 10 MW của Global Energy Monitor song chúng được ước tính những dự án như vậy chiếm 6% công suất toàn cầu./.
Công suất năng lượng tái tạo của thế giới sẽ tiếp tục phá kỷ lục trong thập kỷ này Công suất năng lượng tái tạo mới của thế giới đã tăng 50% trong năm ngoái, và sẽ tiếp tục phá kỷ lục trong thập kỷ này nhờ sự gia tăng các tấm pin mặt trời giá rẻ, đặc biệt là ở Trung Quốc. |
Tuấn Hùng
GEM
-
Tử vi ngày 29/10/2024: Tuổi Dậu cải thiện tài chính, tuổi Tuất kinh doanh có lợi
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua
-
Tử vi ngày 28/10/2024: Tuổi Tỵ tình duyên tươi sáng, tuổi Dần tin tức tốt lành
-
Bài 2: Phát triển năng lượng tái tạo như thế nào?
-
Tử vi ngày 27/10/2024: Tuổi Sửu nhận được tín nhiệm, tuổi Tuất khẳng định vị thế
-
Bài 4: Lựa chọn phát triển cảng điện gió ngoài khơi như thế nào?
-
Bài 3: Để phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi một cách hợp lý
-
Bài 2: Cần xây dựng khung pháp lý mạnh mẽ, rõ ràng và vững chắc cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bài 1: Việt Nam có thể trở thành trung tâm chuỗi cung ứng cho điện gió ngoài khơi tại châu Á - Thái Bình Dương
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam