Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Việt Nam đang đứng trước cơ hội mở rộng thị trường cà phê tại Nhật Bản

19:47 | 07/03/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ hai xuất khẩu cà phê vào Nhật và đang có cơ hội lớn chiếm lĩnh thị trường khó tính này bởi ngày càng nhận được sự ưa thích của người dân xứ Mặt trời mọc.

Văn hóa sử dụng cà phê từ châu Âu gần đây đã ảnh hưởng tích cực đến tập quán tiêu thụ đồ uống nóng tại Nhật Bản, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với cà phê trong giới trẻ. Điều này không chỉ khiến giới trẻ tiêu dùng cà phê hòa tan tại các quán cà phê đặc biệt và các cửa hàng cà phê có thương hiệu, mà còn khuyến khích họ tự pha chế cà phê hòa tan tại nhà, khiến nhu cầu về các loại cà phê hòa tan tăng.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội mở rộng thị trường cà phê tại Nhật Bản
Các nhà đầu tư cà phê Việt Nam đang nỗ lực chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản.

Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản ghi nhận mức thấp trong 2 năm liên tiếp 2020 và 2021 do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, sự phổ biến của cà phê đang tăng lên và lan rộng trên toàn cầu dẫn đến nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này tại Nhật Bản sẽ tăng trở lại vào những năm tới.

Hai loại hạt cà phê phổ biến nhất tại Nhật là arabica và robusta. Arabica được coi là cao cấp hơn về hương thơm, mùi vị và chất lượng tổng thể và được sử dụng bởi hầu hết các quán cà phê và nhà hàng. Việc Chính phủ Nhật Bản nhiều lần ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch Covid-19 khiến các quán cà phê và nhà hàng trên toàn quốc phải đóng cửa, giáng đòn mạnh vào nhu cầu đối với cà phê arabica.

Ngay cả khi tình trạng khẩn cấp đã được dỡ bỏ, lượng khách hàng tại các quán cà phê và nhà hàng vẫn chưa hồi phục hoàn toàn như giai đoạn trước, khiến nhu cầu về cà phê arabica suy giảm.

Ngược lại, nhu cầu đối với robusta - loại cà phê rẻ hơn và có vị đắng hơn, thường được sử dụng trong các sản phẩm cà phê hòa tan - tăng mạnh do các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 khiến mọi người ở nhà nhiều hơn. Xu hướng này đã giúp Việt Nam - nhà sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới - vượt qua Brazil để trở thành nhà cung cấp cà phê robusta lớn nhất sang Nhật Bản trong các năm 2020-2022.

Theo số liệu từ ITC, năm 2021, Nhật Bản nhập khẩu cà phê đạt 409,8 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,32 tỷ USD, tăng 2,7% về lượng và tăng 11,6% về trị giá so với năm 2020.

Năm 2021, giá nhập khẩu bình quân cà phê vào Nhật Bản đạt mức 3.212 USD/tấn, tăng 8,7% so với năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê từ hầu hết nguồn cung chính tăng, mức tăng cao nhất 23,2% từ Guatemala và mức tăng thấp nhất 5,9% từ Brazil.

Năm 2021, Nhật Bản tăng nhập khẩu cà phê từ Brazil, Việt Nam, nhưng giảm nhập khẩu từ các thị trường cung cấp chính như: Colombia, Guatemala, Ethiopia.

Số liệu thống kê từ ITC cho thấy: Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Brazil trong năm 2021 đạt 146,4 nghìn tấn, trị giá 406,3 triệu USD, tăng 25% về lượng và tăng 32,5% về trị giá so với năm 2020. Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản chiếm 35,73% năm 2021, cao hơn so với thị phần 29,36% năm 2020.

Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Việt Nam trong năm 2021 đạt xấp xỉ 101 nghìn tấn, trị giá 182,9 triệu USD, tăng 0,2% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với năm 2020. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm từ 25,25% năm 2020 xuống 24,62% năm 2021.

Còn theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê của Việt Nam chỉ trong tháng 2/2022 đã đạt 130 nghìn tấn, trị giá 304 triệu USD, giảm 20,4% về lượng và giảm 18,0% về trị giá so với tháng 1/2022, so với tháng 2/2021 tăng 5,7% về lượng và tăng 40,1% về trị giá.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 293 nghìn tấn, trị giá 674 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và tăng 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 2/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.337 USD/tấn, tăng 3,0% so với tháng 1/2022 và tăng 32,6% so với tháng 2/2021. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.299 USD/tấn, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Có thể thấy rằng, với việc giá cả vận chuyển đang tăng chóng mặt, xuất khẩu cà phê Việt vào các thị trường có khoảng cách gần cộng thêm được ưu đãi thuế quan khi Việt Nam - Nhật Bản cùng là các thành viên của hiệp định thương mại tự do khu vực cũng như thế giới (CPTPP, RCEP... ) là cơ hội lớn để cà phê Việt chiếm lĩnh thị phần của Nhật Bản.

Tùng Dương

Cà phê Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD Cà phê Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD
Ca F0 mới liên quan hàng loạt quán ăn, cà phê ở phố cổ Hà Nội Ca F0 mới liên quan hàng loạt quán ăn, cà phê ở phố cổ Hà Nội
Xuất khẩu cà phê Việt Nam sẽ bứt tốc trong năm 2022? Xuất khẩu cà phê Việt Nam sẽ bứt tốc trong năm 2022?