Cà phê Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD
Hội thảo thu hút đông đảo sự tham gia của lãnh đạo UBND, Sở Công Thương và doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê của các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Sơn La... và các doanh nghiệp nhập khẩu cà phê từ châu Âu.
Xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Việt nâng cao giá trị xuất khẩu. |
Tại hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất, chế biến cà phê, xây dựng thương hiệu, đóng gói sản phẩm… đến từ các nước Pháp, Ý, Hà Lan đã chia sẻ nhiều thông tin, kinh nghiệm hữu ích về nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng cà phê cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cà phê Việt Nam.
Các thông tin chia sẻ của các chuyên gia được rất nhiều doanh nghiệp và cơ quan quản lý địa phương quan tâm theo dõi, do đây là những thông tin cập nhật và chuyên sâu, có thể hỗ trợ hiệu quả cho nhu cầu phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến giữa Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, địa phương sản xuất cà phê Việt Nam |
Từ năm 2019 đến nay, trong khuôn khổ Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài, Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương đã có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê xuất khẩu về thông tin thị trường, cũng như tổ chức các hoạt động kết nối giao thương, các chương trình giới thiệu, quảng bá cà phê Việt Nam tới đối tác nước ngoài.
Hội thảo kết nối thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sang thị trường nước ngoài là cơ hội để các doanh nghiệp chế biến cà phê xuất khẩu gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực này, từ đó tìm hiểu, nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu và thói quen tiêu dùng của khách hàng nước ngoài, đưa sản phẩm cà phê thương hiệu Việt có chất lượng, giá trị gia tăng cao tới tận tay người tiêu dùng nước ngoài. Đồng thời, hội thảo cũng giúp những doanh nghiệp đã đưa được sản phẩm cà phê Việt Nam ra thị trường quốc tế đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng hướng đi chiến lược cho giai đoạn sắp tới.
Trong năm 2022, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, hiệp hội ngành hàng triển khai các chương trình quảng bá, hỗ trợ xuất khẩu nông sản Việt Nam nói chung và cà phê nói riêng sang thị trường khu vực thị trường châu Âu - châu Mỹ.
Hội nghị tại đầu cầu tỉnh Lâm Đồng |
Cà phê nằm trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cà phê xuất khẩu Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Brasil, có mặt hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Italy, Bỉ, Anh và các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Trong những năm gần đây, ngành cà phê Việt Nam đã có nhiều thay đổi, ngoài xuất khẩu cà phê nhân, Việt Nam đã đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan, khai thác tối đa lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), hướng tới mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030. Trong các FTA Việt Nam đã tham gia ký kết, tất cả các thị trường đều mở cửa cho sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam với mức thuế ưu đãi 0-5%.
Tùng Dương
Xuất khẩu cà phê Việt Nam sẽ bứt tốc trong năm 2022? | |
Quốc tế hóa ngành cà phê Việt Nam | |
Đã đến lúc nâng giá trị thương hiệu cà phê Việt | |
Báo Pháp viết về ngành cà phê Việt Nam |
-
Hợp tác Việt Nam - EU theo hướng phát triển xanh và bền vững
-
Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì một tương lai bền vững
-
Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện
-
Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)
-
Diễn đàn hợp tác Việt Nam - EU 2024: “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững”