Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

[VIDEO] Những oanh tạc cơ khủng khiếp nhất thế giới

06:02 | 25/11/2014

2,360 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Máy bay ném bom hay còn gọi là oanh tạc cơ là những cỗ máy kinh khủng nhất trong chiến tranh. Chúng được thiết kế cho các phi vụ tấn công tầm xa vào các mục tiêu chiến lược như các căn cứ hậu cần, cầu cống, nhà máy, xưởng đóng tàu và các thành phố. Ngày nay, ngoài những máy bay ném bom tiên tiến như phi cơ tàng hình B2 hay Tu-160, những oanh tạc cơ nổi tiếng của thập niên 50 như B52 hoặc Tu-95 vẫn đang phục vụ không quân các nước.

1. Máy bay ném bom B52

B52 là máy bay ném bom siêu âm chiến lược được sử dụng lâu nhất trong không quân Mỹ, dùng để thực hiện các vụ ném bom tầm xa hoặc ném bom hạt nhân. Đây cũng là chiếc máy bay duy nhất có thể phóng tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp phóng trên không (ALCM).

B-52 có khả năng bay với tốc độ cận âm (khoảng 350 dặm/giờ) ở độ cao trên 15.166,6m nhờ có 8 động cơ kết hợp với một cặp cánh rộng lớn.

2. Máy bay ném bom tầm xa Tu-95 

Tu-95 (tên NATO là Bear) là loại máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược được đánh giá là thành công nhất và có thời gian phục vụ lâu nhất trong không quân của hãng Tupolev, kể từ khi nó được Liên Xô thiết kế thời chiến tranh lạnh. 

Tu-95 sử dụng 4 động cơ tuốc bin cánh quạt, mỗi chiếc có hai cánh quạt quay ngược chiều. Thân máy bay thon mảnh, sải cánh và diện tích cánh lớn. Tupolev bắt đầu nghiên cứu chế tạo Tu-95 năm 1951, cho ra mắt máy bay nguyên mẫu năm 1954, năm 1956 tiến hành sản xuất hàng loạt. Tu-95 có vận tốc tối đa 925 km/h ở độ cao 12.000 m và quãng đường bay 6.500 km, tải trọng tối đa 171.000 kg.

3. Máy bay ném bom tàng hình B2

B-2 là loại máy bay đắt nhất từng được sản xuất, ước tính chi phí cho mỗi chiếc từ khoảng 1,157 tỷ tới 2,2 tỷ USD. Kỹ thuật tàng hình thế hệ 2 của nó được áp dụng nhằm giúp máy bay có thể thâm nhập qua các hàng rào phòng không dày đặc mà máy bay chiến đấu trước đây không thể vượt qua. 

Sự pha trộn giữa kỹ thuật tàng hình và hình dáng khí động học cũng như khả năng chất tải lớn mang lại cho B-2 những ưu thế to lớn so với các loại máy bay ném bom trước đó. Tầm hoạt động của nó đạt xấp xỉ 6.000 hải lý (11.100 km) mà không cần tái nạp nhiên liệu, tính năng tàng hình khiến cho B-2 có khả năng hoạt động tự do hơn ở những độ cao lớn, nhờ thế tăng tầm hoạt động và có vùng quan sát tốt hơn cho các cảm biến gắn trên nó. 

4. Hỏa thần Vulcan

Hỏa thần Vulcan là máy bay ném bom chiến lược duy nhất được trang bị cho Không quân Anh, được nghiên cứu thiết kế năm 1947 và bay thử nghiệm lần đầu năm 1952.

Hỏa thần Vulcan có hai dòng B1 và B2. Hỏa thần B1 được trang bị 4 động cơ Olympus 201, lực đẩy 7.710 kg. sau  này được cải tiến thay thế bằng động cơ Olympus 301, nâng lực đẩy lên 9.070kg. Máy bay này được đưa vào sản xuất phục vụ quân đội năm 1960, tổng cộng có 50 chiếc được sản xuất. Từ năm 1981, Không quân Anh bắt đầu ngưng sử dụng một số máy bay Hỏa thần B2.

5. Máy bay ném bom chiến lược Tu-160

Tu-160 có tên gọi NATO là Blackjack, là máy bay ném bom chiến lược hạng nặng, siêu thanh với cánh có thể thay đổi hình dạng do công ty Tupolev của Liên Xô thiết kế chế tạo. Máy bay này vốn được dùng để thực hiện nhiệm vụ ném bom chiến lược thay thế Tu-22M Backfire và Tu-95. Bề ngoài của Tu-160 trông rất giống với với máy bay B1 Lancer của Mỹ. Tu-160 là dự án nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược cuối cùng của Liên Xô trước khi tan rã, đồng thời là máy bay ném bom hạng nặng lớn nhất thế giới. Tổng cộng có 40 chiếc đã được sản xuất, 16 chiếc đang phục vụ trong không quân Nga.

6. Máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B1-Lancer

B1-Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh  cánh cụp cánh xòe do công ty Rockwell Mỹ nghiên cứu chế tạo từ những năm 70. Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực, tốc độ bay tối đa lên đến 1.448 km/h, có khả năng mang tên lửa hành trình và tên lửa tấn công tầm ngắn. B1-B là dòng máy bay được cải tiến từ B1. Không quân Mỹ nhận định B1-B là máy bay ném bom chiến lược ưu việt về nhiều mặt như tốc độ, hành trình bay, và tải trọng bay cũng như khả năng ném bom tầm thấp chớp nhoáng.

Đỗ Duy (th)