Vì sao xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sụt giảm đột ngột?
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,6 triệu tấn, thu về 1,8 tỉ USD, tăng 24,6% về khối lượng và tăng 42,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Thống kê cụ thể cho thấy trong 5 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 30% thị phần. Tuy nhiên, thị phần của Trung Quốc đã giảm so với mức 40%-50% của vài năm trước.
Theo đó, trong 5 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc đã nhập 844.100 tấn gạo từ Việt Nam, trị giá 449,4 triệu USD, giảm 21,1% về khối lượng và giảm 7,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Ông Nguyễn Đình Bích, Chuyên gia phân tích ngành lúa gạo Việt Nam cho rằng trong tháng 6-2018, Trung Quốc nhập khẩu của Việt Nam chỉ 48.000 tấn, trong khi còn số của cùng kỳ năm 2017 là 160.000 tấn. Còn nếu so với con số thấp nhất của năm 2016, thì kết quả cũng cao hơn gấp đôi so với kết quả của tháng 6-2018, tức tháng nhập khẩu thấp nhất của năm 2016 cũng đạt xấp xỉ 100.000 tấn.
Sụt giảm nhập gạo của Trung Quốc từ Việt Nam được ông Bích cho rằng “là điều không bình thường”. Bởi, nếu so với tháng 6/2015, thì xuất khẩu gạo Việt Nam vào Trung Quốc trong tháng 6/2018 đã giảm đến hơn 210.000 tấn (tháng 6-2015 đạt 263.000 tấn).
Còn theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, một trong những nguyên nhân khiến thị trường Trung Quốc sụt giảm là do nước này thay đổi chính sách nhập khẩu từ năm 2017. Theo đó, chỉ có 22 doanh nghiệp trong tổng số hơn 150 doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu gạo của Việt Nam được Trung Quốc cấp phép nhập khẩu sau khi thanh tra thực tế tại Việt Nam. Đến đầu năm 2018, có 3/22 doanh nghiệp trên bị Trung Quốc rút giấy phép do vi phạm quy định của họ về kiểm dịch thực vật.
Ngoài ra, từ 1/7/2018, Trung Quốc điều chỉnh thuế nhập khẩu gạo bao gồm cả gạo nếp lên 40%-50% (trừ gạo tấm) cũng ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà nhập khẩu Trung Quốc.
Một nguyên nhân khác là việc thị trường này tăng cường kiểm soát nhập khẩu gạo tấm. Lượng gạo tấm xuất sang Trung Quốc trước đây rất nhiều, nhưng cuối năm ngoái Trung Quốc kiểm soát chặt nên các doanh nghiệp không dám xuất khẩu tấm nữa. Được biết, trước đây doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo tấm cho các nhà máy làm bánh và chế biến rượu của Trung Quốc rất nhiều, nhưng 6 tháng đầu năm nay hầu như doanh nghiệp không dám xuất khẩu nữa.
Thực tế, hồi đầu năm 2018, đã có 3 doanh nghiệp Việt Nam (3 trong số 22 doanh nghiệp được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc) bị Trung Quốc “tuýt còi” do trong sản phẩm gạo tấm xuất khẩu vào đây có số lượng hạt cỏ vượt quy định cho phép của thị trường này.
Được biết, trong năm ngoái đã có khoảng 700.000 tấn gạo tấm của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Vì vậy, việc siết chặt này có thể đã ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2018.
Trung Quốc không chỉ thay đổi chính sách nhập khẩu nông sản với riêng Việt Nam mà với tất cả các nước. Về gạo, đối thủ chính của Việt Nam là Thái Lan cũng chỉ có 17 DN được Trung Quốc cấp phép nhập khẩu; hay như Mỹ, Bộ Nông nghiệp Mỹ phải mất hơn 15 năm đàm phán Trung Quốc mới mở cửa cho gạo Mỹ vào năm 2017.
Về phía doanh nghiệp, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ Cao Trung An (Cần Thơ) - một trong 19 doanh nghiệp được xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cho biết: "Trung Quốc tăng cường kiểm soát biên giới để chuyển dịch sang nhập khẩu chính ngạch nhằm quản lý chất lượng, tránh thất thu thuế. Những DN có đầu tư bài bản, làm ăn lâu dài cũng muốn xuất khẩu chính ngạch để tránh rủi ro. Do đó, vấn đề này theo tôi không nên cho rằng Trung Quốc làm khó Việt Nam mà các doanh nghiệp phải xem lại mình có tuân thủ được yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc của nước nhập khẩu hay không".
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Xuất khẩu gạo: Cánh cửa đang rộng mở | |
Xuất khẩu gạo: Thiếu giống lúa số 1 | |
Gạo Việt xuất khẩu - lượng cao, giá trị thấp | |
Gạo Việt thua đơn thiệt kép |
-
Tin tức kinh tế ngày 17/11: Tỷ giá dự báo còn "căng thẳng" đến cuối năm
-
Tin tức kinh tế ngày 10/11: Giá gạo Việt Nam xuất khẩu cao nhất khu vực
-
Tin tức kinh tế ngày 3/11: Xuất khẩu gạo năm 2024 khả năng đạt kỷ lục mới
-
Tin tức kinh tế ngày 1/11: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng vọt
-
Tin tức kinh tế ngày 31/10: Thị trường chứng khoán hồi phục bất ngờ
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên
-
Giá dầu hôm nay (20/11): Dầu thô ổn định trong phiên
-
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục giảm từ 0,3 - 1,6% trong kỳ điều hành ngày 21/11