Vì sao cần tăng tuổi nghỉ hưu?
Dự kiến từ năm 2021, lộ trình tăng tuổi hưu sẽ từ 7-14 năm, tuỳ theo giới tính. (Ảnh minh họa) |
Trong diễn tiến đó, điều đương nhiên, nhiều người sẽ đặt ra những câu hỏi: Tại sao chọn thời điểm này để tăng tuổi hưu? Tăng tuổi hưu để làm gì khi vẫn có còn cả triệu lao động thất nghiệp? Liệu việc tăng tuổi hưu có làm giảm cơ hội việc làm cho lao động trẻ? Cơ hội nào cho người nghỉ hưu trước tuổi?…
Tại mỗi vị trí công việc, người lao động đều có quyền nêu những thắc mắc chính đáng về một chính sách an sinh xã hội rộng lớn, có tác động lâu dài tới nhóm đối tượng lên tới hàng chục triệu người trong tương lai như việc tăng tuổi nghỉ hưu.
Theo nội dung Tờ trình sửa đổi Luật Lao động của Bộ LĐ-TB&XH cũng như thông tin của Ban soạn thảo dự án sửa đổi Luật Lao động chia sẻ trên báo giới thời gian qua, nhiều nội dung liên quan tới thắc mắc trên đã dần hé mở.
Tại sao lại bàn việc tăng tuổi hưu ở thời điểm này?
Mốc tuổi nghỉ hưu hiện tại đã được quy định cách đây gần 60 năm, cụ thể: Lao động nam nghỉ hưu ở tuổi 60 và lao động nữ nghỉ hưu ở tuổi 55 trong điều kiện bình thường.
Cũng phải nói thêm rằng, ở thời điểm đó, tuổi nghỉ hưu bình quân của người lao động mới chỉ trên 40 tuổi.
Sau gần 60 năm, bình quân tuổi nghỉ hưu của lao động Việt Nam hiện nay là 54,3 tuổi, trong đó lao động nam là 55,6 tuổi và lao động nữ là 52,6 tuổi.
Mức tuổi nghỉ hưu trung bình của Việt Nam đang thấp nhất trong khu vực. Trong khi đó, Việt Nam lại là một trong số những quốc gia có tuổi thọ cao nhất trong khu vực. Lao động nam sau khi nghỉ hưu có tuổi thọ trung bình là 78 tuổi và nữ là 79,5 tuổi.
Bởi vậy, việc điều chỉnh tuổi hưu theo xu hướng tăng cũng là điều dễ hiểu nhằm đối phó với quá trình già hoá dân số đang diễn ra khá nhanh.
Việc tăng tuổi hưu có “chiếm chỗ” làm việc của thế hệ trẻ?
Lo ngại này chỉ có thể xảy ra nếu có một phép màu làm đảo ngược quá trình già hóa dân số đang diễn ra khá nhanh ở Việt Nam.
Cách đây 15 năm, lực lượng lao động tăng 1,2 triệu người/năm. Nhưng chỉ trong 5 năm gần đây, số lao động tăng chỉ còn 400.000 người/năm, mức tăng chỉ bằng 1/3 so với 15 năm trước.
Trong 15 năm tiếp theo, khả năng Việt Nam chỉ tăng 200.000 người/năm, thậm chí là ít hơn.
Như vậy, sự khan hiếm và thiếu hụt lao động ở Việt Nam sẽ trở thành một nguy cơ rõ ràng nếu không kịp thời mở rộng độ tuổi lao động ngay từ lúc này.
Hơn 1 triệu lao động đang thất nghiệp, vậy có cần tăng tuổi nghỉ hưu?
Việt Nam có hơn 50 triệu người trong độ tuổi lao động. Với khoảng 1 triệu người thất nghiệp, Việt Nam có tỷ lệ thất nghiệp 2,2% - thuộc nhóm thấp nhất trong 160 quốc gia được so sánh.
Ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam, nhiều nước vẫn phải tính tới việc nâng tuổi nghỉ hưu cũng như tuyển thêm lao động nước ngoài.
Đơn cử như ở Hàn Quốc, tỷ lệ thất nghiệp là 4,9%; Nhật Bản là 2,4%; Đài Loan là 3,7%; Đức là 3,3%; Rumania là 4%; Nga là 6%… Các nước và vùng lãnh thổ trên có tuổi nghỉ hưu cao hơn Việt Nam và đang nhận nhiều lao động các nước, trong đó có lao động Việt Nam.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Lao động quốc tế, để ứng phó với già hóa dân số, các quốc gia cần phải điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, ngay từ thời điểm “dân số vàng”.
Đây là công việc lâu dài, cần một lộ trình dài hạn chứ không phải là công việc chỉ thực hiện trong 3 tới 5 năm và sẽ phải trả giá đắt nếu quá chậm điều chỉnh.
Việc tăng tuổi hưu có ảnh hưởng tới lao động đang làm công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm?
Dự thảo sửa đổi đã đưa ra phương án “quyền nghỉ hưu” cho người lao động được lựa chọn. Người lao động có quyền nghỉ hưu sớm hơn, nghỉ hưu khi đủ thời gian đóng BHXH.
Trường hợp người lao động suy giảm sức khỏe, lao động nặng nhọc, độc hại có quyền được nghỉ hưu sớm hơn 5 tuổi. Thậm chí có trường hợp sẽ nghỉ hưu sớm hơn 10 tuổi...
Với những thông tin trên, người lao động sẽ có những đánh giá, quan điểm riêng trước câu hỏi: Vì sao phải tăng tuổi nghỉ hưu?
Theo DT
Bộ trưởng Lao động kêu gọi không thể chậm trễ việc tăng tuổi nghỉ hưu |
Tăng tuổi nghỉ hưu: Cần có sự điều chỉnh phù hợp |
Tăng tuổi nghỉ hưu - Yêu cầu khách quan |
Tăng tuổi nghỉ hưu: Tầm nhìn dài hạn |
-
Ngành năng lượng tái tạo đã tạo ra lượng việc làm kỷ lục
-
Hơn 3.500 chỉ tiêu tuyển dụng trong và ngoài nước
-
Hơn 41 nghìn cơ hội việc làm cho người lao động tại 6 tỉnh, thành phố
-
TP HCM: Hơn 10.000 vị trí việc làm cho sinh viên, người lao động
-
Gần 10.000 người tham gia Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô năm 2024
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường
-
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp