Venezuela bắt đầu “bám riết” các khách hàng dầu mỏ cũ sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt
Nga gia hạn thỏa thuận cung cấp dầu thô cho Trung Quốc thêm 10 năm |
Nga dự kiến kế hoạch xuất khẩu dầu qua các cảng phía Tây |
Công nhân dầu mỏ của PDVSA chuẩn bị khoan mới. |
Nước này sẽ chuyển sang tiếp tục bán dầu lấy tiền mặt cho các nhà máy lọc dầu toàn cầu.
Hôm thứ Tư 18/10, Mỹ đã dỡ bỏ hầu hết các hạn chế đối với Venezuela trong sáu tháng để khai thác, bán và xuất khẩu dầu sang các thị trường đã chọn của họ. Việc nới lỏng rộng rãi các lệnh trừng phạt sẽ giúp một số dầu thô của Venezuela chảy đến các khách hàng trước đây bị cấm giao dịch.
Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ sẽ cấp giấy phép trong vấn đề nới lỏng lệnh trừng phạt, nhằm mục đích khuyến khích một cuộc bầu cử Tổng thống công bằng ở Venezuela vào năm tới. Nhưng dự kiến việc nới lỏng sẽ không thúc đẩy đáng kể sản lượng dầu đang suy thoái của Venezuela hay khiến xuất khẩu dầu của nước này tăng mạnh hơn ngay lập tức.
Sản lượng dầu ở Venezuela, nơi tự hào có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới, hiện đạt trung bình 780.000 thùng mỗi ngày (bpd), và những thay đổi về giấy phép có thể giúp tăng dòng tiền của PDVSA bằng cách ít nhất giảm lượng người trung gian bán dầu với giá chiết khấu cho khách hàng, chủ yếu ở châu Á.
Venezuela hiện có thể nhận thanh toán trực tiếp cho hàng hóa hoặc dịch vụ theo giấy phép do OFAC cấp. Đây là cơ quan giám sát các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Các hạn chế thanh toán đã làm giảm số tiền bán hàng của PDVSA và các liên doanh của họ, vốn chỉ được phép giao hàng để trả nợ, vì tiền mặt chuyển sang Venezuela bị cấm. Không phải tất cả các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với PDVSA đều được dỡ bỏ.
Thu nhập của PDVSA đã bị cắt giảm nặng nề do các lệnh trừng phạt trong 4 năm qua. Vì các khách hàng truyền thống bị cấm kinh doanh với họ, công ty phải bán dầu của mình cho nhiều nhóm trung gian - sẵn sàng bán hàng hóa để được chiết khấu giá lớn.
Kể từ tháng 11, khi Washington ủy quyền cho Chevron mở rộng liên doanh với PDVSA và xuất khẩu dầu thô của Venezuela sang Mỹ, thỏa thuận đó và một số thỏa thuận khác đã mang lại cho PDVSA quyền tiếp cận duy nhất vào các thị trường phương Tây.
Tuy nhiên, những thỏa thuận đó chỉ giới hạn trong các thỏa thuận trả nợ, vì vậy rất ít tiền mặt đến được kho bạc của PDVSA, hạn chế khả năng tăng khai thác và xuất khẩu dầu của công ty này.
Từ Trung Quốc đến châu Âu
Một phái đoàn do Maduro dẫn đầu đã tới Trung Quốc vào tháng 9 để nối lại hoạt động thương mại và đầu tư. Theo các nguồn tin riêng biệt thân cận với cuộc đàm phán, trong số các đề xuất được cả hai nước và các công ty nhà nước thảo luận có việc kích hoạt lại các khoản thanh toán nợ của Venezuela cho Trung Quốc (thanh toán bằng dầu), và mở rộng các liên doanh dầu mỏ ở nước này.
Theo dữ liệu theo dõi tàu chở dầu, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dầu chính của Venezuela, nhận khoảng 430.000 thùng dầu thô và nhiên liệu mỗi ngày trong năm nay. Trước khi có lệnh trừng phạt, Ấn Độ và Mỹ cũng là những khách hàng hàng đầu của nước này.
Các khách hàng lớn nhất của PDVSA - CNPC và PetroChina, đã không nhập khẩu dầu của Venezuela kể từ khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp vào năm 2020, vì vậy thay vào đó các nhà máy lọc dầu nhỏ ở Trung Quốc đã nhập khẩu dầu của Venezuela.
Trước lệnh trừng phạt, PDVSA cũng có hợp đồng cung cấp dầu với các nhà máy lọc dầu của Mỹ bao gồm công ty con Citgo Petroleum có trụ sở tại Houston, Valero Energy và PBF Energy; Reliance Industries và Nayara Energy của Ấn Độ; và các công ty châu Âu như Eni của Ý và Repsol của Tây Ban Nha.
Hiện vẫn chưa rõ hợp đồng cung cấp dầu nào vẫn còn hạn và hợp đồng nào có thể nhanh chóng được gia hạn.
Bộ Dầu mỏ Venezuela và PDVSA đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận.
Yến Anh
Reuters
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”
-
Nga dự kiến chi hơn 500 triệu USD xây dựng kho dự trữ kim loại quý