Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đầu tư dầu khí toàn cầu của tập đoàn CNPC Trung Quốc

15:18 | 05/09/2024

6,820 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) là nhà khai thác dầu khí lớn nhất châu Á. Trong 3 thập kỷ qua, tập đoàn này đã đầu tư khai thác dầu khí tại 33 quốc gia.
Đầu tư dầu khí toàn cầu của tập đoàn CNPC Trung Quốc
Sản lượng khai thác dầu ngoài Trung Quốc của CNPC đã vượt mốc 100 triệu tấn. Hình minh họa

Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Công nghệ Trung Quốc, vào năm 2019, lần đầu tiên sản lượng khai thác dầu ngoài Trung Quốc của CNPC đã vượt mốc 100 triệu tấn, tương đương 2 triệu thùng/ngày và duy trì mức này cho đến hiện tại.

Kể từ năm 2002, CNPC và PetroChina đã đầu tư khoảng 38,6 tỷ USD vào việc khia thác dầu thô ngoài Trung Quốc. Trong khi đó, hai công ty dầu khí khác của Trung Quốc là Sinopec và CNOOC lần lượt đầu tư 49,7 và 36 tỷ USD.

Theo hồ sơ giao dịch của LSEG, giai đoạn đầu tư mạnh mẽ nhất của CNPC là từ năm 2009 - 2013 với 29 hợp đồng, tổng trị giá gần 28 tỷ USD.

Dưới đây liệt kê một số khoản đầu tư chính mà CNPC và PetroChina đã thực hiện ở:

Trung Á

Kazakhstan: Mua lại PetroKazakhstan của Canada (chuyên sản xuất dầu, lọc dầu và tiếp thị nhiên liệu) với giá 4,1 tỷ USD vào năm 2005. Sở hữu 50% MangistauMunaiGas và Nhà máy Lọc dầu Shymkent.

Mua 8,33% cổ phần mỏ Kashagan với giá 5,4 tỷ USD vào năm 2013.

Turkmenistan: Sở hữu toàn bộ dự án khí đốt Amu Darya, dự án bắt đầu khai thác vào năm 2007.

Nga: Sở hữu 20% cổ phần Yamal LNG và 10% cổ phần Arctic-2 LNG, cả 2 công ty này đều do nhà sản xuất LNG lớn nhất của Nga là Novatek điều hành.

Trung Đông

Iraq: Trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại các mỏ dầu Rumaila, West Qurna, Hafayi và Ahdab. Các mỏ dầu này có tổng sản lượng khoảng 900.000 thùng/ngày.

UAE: Mua 10% cổ phần quyền khai thác dầu ngoài khơi ADNOC vào năm 2018 và 8% cổ phần quyền khai thác dầu trên bờ của Abu Dhabi vào năm 2017.

Qatar: Mua 5% cổ phần trong dự án xuất khẩu khí tự nhiên hoá lỏng với hợp đồng mua bán dài hạn 27 năm vào năm 2023.

Iran: Ký hợp đồng chia sẻ quyền khai thác tại mỏ dầu MIS vào năm 2005 và đã chi hàng tỷ USD để phát triển mỏ dầu North Azadegan, bắt đầu sản xuất vào năm 2016 với sản lượng dầu thô khoảng 80.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, công ty đã dừng khai thác tại đó sau khi Mỹ áp đặt lại lệnh trừng phạt đối với Iran vào năm 2018.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Úc: PetroChina đã Mua Arrow Energy vào năm 2010 với giá 2,5 tỷ USD và cổ phần trong dự án khí đốt Browse với giá 1,63 tỷ USD.

Indonesia: Vào tháng 4/2002, mua lại tài sản của Devon Energy với giá 249,9 triệu USD, bao gồm hợp đồng chia sẻ quyền khai thác dầu khí tại Jabung ở Sumatra.

Singapore: Thông qua Công ty Dầu khí Singapore, CNPC và Chevron đã kiểm soát một nửa Công ty Lọc dầu Singapore.

Nhật Bản: Sở hữu 49% nhà máy lọc dầu công suất 115.000 thùng/ngày ở Chiba

Châu Âu

Năm 2011, hợp tác với INEOS để điều hành Nhà máy Lọc dầu Lavera ở Pháp và Nhà máy Lọc dầu Grangemouth ở Scotland.

Châu Mỹ

Canada: Sở hữu các dự án MacKay River và Dover Oilsands, cùng các dự án khí đá Duvernay và khí tầng Groudbirch; sở hữu 15% trong dự án LNG Canada.

Brazil: Sở hữu 10% cổ phần trong mỏ Libra.

Peru: Đầu tư vào ba khối dầu ở mỏ Talara và mua 45% cổ phần của Pluspetrol vào năm 2002.

Venezuela: Đầu tư vào mỏ dầu Orinoco bằng khoản vay 50 tỷ USD từ Trung Quốc của Venezuela dưới thời cựu Tổng thống Hugo Chavez. Nhưng CNPC đã dừng các khoản đầu tư mới vào năm 2009, thay vào đó tập trung vào việc duy trì một số ít các dự án hiện có.

Châu phi

Sudan và Nam Sudan: Đầu tư vào các mỏ dầu và nhà máy lọc dầu từ năm 1996.

Chad: Sở hữu 60% cổ phần trong nhà máy lọc dầu N'Djamena công suất 20.000 thùng/ngày.

Niger: Bắt đầu khai thác dầu tại mỏ Agadem vào năm 2011 và xây dựng đường ống dài 1.950 km vận chuyển dầu thô từ lưu vực Agadem đến Cảng Seme của Benin để xuất khẩu.

Mozambique: Năm 2013 đã mua 20% cổ phần trị giá 4,2 tỷ USD trong dự án Rovuma và dự án LNG Coral South.

Libya: Ký thoả thuận chia sẻ quyền thăm dò và khai thác dầu khí với Công ty Dầu khí Quốc gia Libya vào năm 2005 cho lô 17-4 ngoài khơi lưu vực Pelagian.

CNPC muốn thực hiện các dự án dầu khí lớn với NgaCNPC muốn thực hiện các dự án dầu khí lớn với Nga
Đường ống dẫn dầu của Sudan nối lại hoạt độngĐường ống dẫn dầu của Sudan nối lại hoạt động
Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc xem xét cải tổ chiến lược toàn cầuTập đoàn Dầu khí Trung Quốc xem xét cải tổ chiến lược toàn cầu

Nh.Thạch

AFP