Tưng bừng lễ hội rước “vua sống” ở Thủ đô
Lễ hội được bắt nguồn từ sự tích An Dương Vương khi xây thành Cổ Loa đã được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ, nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành.
Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên nhà vua mới xây xong thành Cổ Loa. Sau đó, Thần Trấn Vũ được thờ trên núi Sái của Thất Diệu Sơn. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho làng Thụỵ Lôi thực hành nghi lễ này. Từ đó xuất hiện lễ hội “Rước vua giả” - còn gọi là lễ rước vua sống - ở đền Sái.
Vào ngày 11 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân thôn Thuỵ Lôi lại họp bầu chọn người ngự ghế Vua, Chúa trò (còn gọi là Thanh Giang Sứ) và bốn vị quan: Quan Thự Vệ, quan Tán Lý, quan Đề Lĩnh, quan Trấn Thủ.
Năm nào cũng vậy, người dân trong làng lại nô nức đi xem hội rước vua, chúa giả. Lễ hội bắt đầu từ 13h với lễ khênh kiệu từ đền Sài về đình làng. Đám rước kiệu đi trong tiếng nhạc của phường bát âm và tiếng chuông, trống.
Hai cụ già được chọn làm "vua" và "chúa". Theo quy định, những người được chọn làm vua, chúa trong năm phải là những vị cao niên, khỏe mạnh; còn đủ song toàn cụ ông, cụ bà; có đức độ và có uy tín trong dân chúng.
Người được đóng vai chúa (hay còn gọi là Thanh Giang Sứ) năm Ất Mùi là cụ Lê Duy Bút (69 tuổi).
Cụ ông Ngô Vĩnh Ấp (73 tuổi) vinh dự được chọn để vào vai Vua. Ông cho biết rất tự hào và phấn khởi khi được dân làng lựa chọn ngồi vào vị trí này
Trong lễ "Rước vua giả", diễn lại đầy đủ các động tác, tính tiết của tích xưa. Tái hiện việc chúa ướm gươm, chém ba nhát vào một tảng đá lớn, một dòng phẩm đỏ tóe ra, tượng trưng cho việc chém đầu gà trắng – Bạch Kê Tinh trong truyền thuyết.
Không giống các lễ hội khác, vua, chúa thường ngồi trên kiệu để rước, tại lễ hội đền Sái, vua, chúa được rước về đền trên ngai.
Đi đầu đoàn rước là kiệu của Chúa
Tiếp theo sau là kiệu của Vua
Ngoài ra còn có bốn vị quan "tứ trụ triều đình", quan Thị vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ (trên 60 tuổi) được ngồi võng cho 'lính' rước.
Chúa được vẽ mặt đỏ để phân biệt với vua. Trong lễ rước, đám thanh niên khiêng kiệu Chúa thỉnh thoảng lại hô vang và chạy dẹp đường cho kiệu Vua đi
Khi đến nơi, kiệu của Chúa sẽ được khiêng vào đền Sái và Chúa sẽ làm lễ ở đây
Còn kiệu của Vua và các quan sẽ được ngự ở đền Thượng cách đó chừng 200 mét
Sau khi làm lễ xong, Chúa đến đền Thượng đón Vua về đền Sái
Vua cùng các vị quan làm lễ bái ở đền Sái, cầu an cho người dân ngày đầu xuân
Trẻ em cũng được đóng vai lính trong lễ hội độc đáo nhất Việt Nam này
Sau lễ rước, kiệu Vua và Chúa sẽ được khênh về gia đình để làm lễ bái kiến tổ tiên, dòng tộc cầu một năm mới bình an.
Nguyễn Hoan
-
Tử vi ngày 22/10/2024: Tuổi Tỵ cải thiện thu nhập, tuổi Tuất phát huy điểm mạnh
-
Đường sắt Việt Nam bán vé tàu qua bản đồ trực tuyến
-
Tử vi ngày 21/10/2024: Tuổi Sửu trải nghiệm mới mẻ, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
-
Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
-
Quy định mới về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
- Tử vi ngày 22/10/2024: Tuổi Tỵ cải thiện thu nhập, tuổi Tuất phát huy điểm mạnh
- Tử vi ngày 21/10/2024: Tuổi Sửu trải nghiệm mới mẻ, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị
- Tử vi ngày 14/10/2024: Tuổi Sửu mở rộng quan hệ, tuổi Tuất quý nhân hậu thuẫn