Trung Quốc vượt mặt Mỹ về năng lượng hạt nhân
Mỹ từng dẫn đầu thế giới về điện hạt nhân. Ảnh Reuters |
Theo báo cáo mới của một viện nghiên cứu Mỹ, Trung Quốc đang xây dựng các lò phản ứng hạt nhân nhanh hơn Mỹ, và các công ty hạt nhân của Bắc Kinh đang đi trước các đối tác Mỹ tới 15 năm khi nói đến công nghệ lò phản ứng mới nhất.
Hiện tại, Trung Quốc có 56 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt độngvà 27 lò phản ứng khác đang được xây dựng, theo báo cáo của Quỹ Đổi mới & Công nghệ Thông tin của Washington được công bố hôm thứ Hai. Với việc chính quyền Bắc Kinh đặt mục tiêu hoàn thành từ 6 đến 8 nhà máy hạt nhân mới mỗi năm trong tương lai gần, báo cáo dự đoán rằng Trung Quốc sẽ có nhiều nhà máy hoạt động hơn Mỹ vào năm 2030.
Tuy nhiên, báo cáo lưu ý Trung Quốc đã dẫn trước Mỹ về lò phản ứng “thế hệ thứ tư”. Cơ sở năng lượng hạt nhân thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới –nhà máy Shidaowan-1 làm mát bằng khí công suất 200 megawatt ở tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc – đã đi vào hoạt động vào tháng 12, với việc Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Trung Quốc tuyên bố “90% công nghệ trong nhà máy mới được phát triển ở Trung Quốc”.
Báo cáo nêu rõ: “Trung Quốc có thể đi trước Mỹ từ 10 đến 15 năm về lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Trong tương lai, Trung Quốc dường như có khả năng sử dụng năng lực nội địa đã được thiết lập làm nền tảng cho việc xuất khẩu lò phản ứng cạnh tranh, giống như chiến lược ‘lưu thông kép’ của họ đã đạt được trong các lĩnh vực khác như xe điện và pin”.
Mỹ hiện có nhiều nhà máy năng lượng hạt nhân đang hoạt động hơn bất kỳ quốc gia nào khác, với 94 lò phản ứng đang hoạt động so với 56 của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc đã tăng gấp ba công suất hạt nhân trong thập kỷ qua, bổ sung lượng điện năng trong 10 năm bằng với lượng điện mà Mỹ đã làm trong 40 năm qua.
Trở lại năm 1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã kêu gọi xây dựng 1.000 nhà máy năng lượng hạt nhân vào năm 2000, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của Mỹ vào năng lượng nước ngoài sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Rất nhiều lò phản ứng được xây dựng từ những năm 1970 đến 1990, nhưng sự bùng nổ hạt nhân đã kết thúc khi giá dầu toàn cầu ổn định và hoạt động khai thác khí đá phiến bùng nổ vào đầu những năm 2000.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, nhà máy năng lượng hạt nhân trung bình của Mỹ hiện nay đã 42 tuổi. Hai lò phản ứng mới được đưa vào hoạt động tại một nhà máy ở Georgia vào năm 2023 và 2024, nhưng cả hai đều được hoàn thành chậm hơn nhiều năm so với kế hoạch và vượt ngân sách hàng tỷ đô la, đồng thời không có lò phản ứng nào khác đang được xây dựng ở bất kỳ đâu trên cả nước.
Nhà phân tích ngành Kenneth Luongo nói trong báo cáo: “Thành công của Trung Quốc là kết quả từ nguồn tài trợ nhà nước, chuỗi cung ứng được nhà nước hỗ trợ và cam kết của nhà nước trong việc xây dựng công nghệ”. Các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc có thể cung cấp các khoản vay cho các công ty năng lượng với lãi suất thấp tới 1,4%, cho phép họ xây dựng nhà máy với chi phí khoảng 2.500 đến 3.000 USD mỗi kilowatt, bằng khoảng một phần ba chi phí của các dự án gần đây ở Mỹ.
Luongo cho biết: “Nhiều chuyên gia cho rằng Mỹ đang mất đi sự thống trị toàn cầu về lĩnh vực năng lượng hạt nhân”.
Nga và Ấn Độ hợp tác thúc đẩy năng lượng hạt nhân tiên tiến |
Trừng phạt ngành năng lượng hạt nhân Nga sẽ tổn thương ngược lại EU |
Năng lượng hạt nhân Mỹ sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050 |
Nh.Thạch
AFP
-
Các ngân hàng hàng đầu thế giới ủng hộ năng lượng hạt nhân
-
Các nhà đầu tư đặt cược vào sự trở lại của năng lượng hạt nhân
-
Phía sau việc phương Tây do dự trừng phạt ngành hạt nhân Nga
-
Bản tin Năng lượng xanh: Thủ tướng Nhật Bản Kishida tổ chức cuộc họp cấp Bộ trưởng về việc tái khởi động nhà máy hạt nhân của Tepco
-
Thăm dò dầu khí của Petronas ở Biển Đông: Những thách thức về địa chính trị và năng lượng
-
Ấn Độ tìm kiếm các nhà đầu tư dầu mỏ để nâng cao sản lượng
-
Nga đòi bồi thường hơn 1 tỷ đô la từ gã khổng lồ dầu mỏ Anh
-
Bộ Năng lượng Mỹ tài trợ cho các lò phản ứng hạt nhân nhỏ
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?