Trung Quốc tăng trưởng kinh tế chậm nhất từ khi có Covid-19
Điều này cho thấy cách tiếp cận kiểm soát dịch nghiêm ngặt của Bắc Kinh đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của nước này.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa cho biết, tăng trưởng kinh tế quý II của nước này ở mức 0,4%, thấp hơn dự báo 1,2% của các nhà kinh tế và là mức yếu nhất kể từ năm 2020.
Tăng trưởng kinh tế quý II Trung Quốc ở mức 0,4%, yếu nhất kể từ năm 2020 (Ảnh: AFP/Getty). |
Theo Bloomberg, điều này có nghĩa Bắc Kinh có thể không đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 5,5% trong cả năm nay, đồng thời giáng thêm một đòn nữa vào nền kinh tế toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi những lo ngại suy thoái.
Dữ liệu chính thức cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã được cải thiện trong tháng 6 khi các ca nhiễm Covid-19 giảm xuống và chính phủ cắt giảm thuế, đồng thời tăng tốc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, với cam kết tiếp tục cách tiếp cận "zero Covid", nước này có khả năng sẽ xảy ra nhiều đợt phong tỏa hơn.
"Tăng trưởng GDP đang bị thiếu nhiều", bà Wei Yao - nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Societe Generale SA - nói với Bloomberg. Theo bà, con số này, về cơ bản, có nghĩa mức tăng trưởng 5,5% năm nay là không thể, thậm chí mức 4% vẫn cực kỳ thách thức. Nền kinh tế nước này "cần sự hồi phục rất mạnh trong nửa cuối năm để đạt được mức 4% trong năm nay", bà nói.
Cũng theo NBS, trong 6 tháng đầu năm nay, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mới chỉ đạt 2,5%.
Bất động sản, lĩnh vực chiếm khoảng 20% GDP của Trung Quốc, vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Tuần qua, các ngân hàng Trung Quốc đã bị xáo trộn bởi các báo cáo cho biết các hộ gia đình ở hàng chục dự án đã ngừng thanh toán các khoản vay thế chấp do các nhà phát triển chậm tiến độ xây dựng dự án.
"Nền tảng của sự phục hồi kinh tế không ổn định" vì tác động của các đợt bùng phát dịch Covdi-19 trong nước "vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn", NBS cho biết khi công bố các dữ liệu kinh tế quý II của nước này.
Cơ quan này cũng cảnh báo về "nguy cơ gia tăng lạm phát đình trệ" trong nền kinh tế thế giới, các chính sách tiền tệ thắt chặt ở các nền kinh tế lớn và tác động của các đợt bùng phát dịch tại Trung Quốc.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn "bình chân như vại" trước các dữ liệu kinh tế tồi tệ này. Chỉ số CSI 300 ở Thượng Hải lúc trưa nay giao dịch ở mức cao hơn 0,1%. Đồng nhân dân tệ trong nước tăng nhẹ sau khi công bố dữ liệu về GDP, giao dịch ở mức 6,7533 nhân dân tệ đổi một USD.
Theo Dân trí
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Dự báo 2 kịch bản tăng trưởng GDP về đích năm 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 11/10: Thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc tiến sát mốc 150 tỷ USD
-
Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc không còn nhập khẩu dầu Iran?
-
Giá dầu hôm nay (19/10): Dầu thô quay đầu giảm
-
Tin tức kinh tế ngày 19/10: Hơn 140 vụ điều tra chống bán phá giá với hàng xuất khẩu Việt Nam
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3