Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Trời rét, gia tăng bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mãn tính

22:17 | 16/12/2018

172 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo PGS.TS Chu Thị Hạnh (Bệnh viện Bạch Mai), những ngày đông rét mướt như hiện nay, có những ngày lên đến 15 - 20 bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) nhập viện, đa phần là những cơn kịch phát diễn biến rất nặng, phải thở máy. Trong tuần rét vừa qua, có khoảng 170 - 190 bệnh nhân COPD nhập viện điều trị.  
ret muot gia tang nhan mac benh phoi tac nghen man tinh nhap vienTăng thuế 5.000 đồng mỗi bao thuốc lá sẽ giảm 1,8 triệu người hút thuốc
ret muot gia tang nhan mac benh phoi tac nghen man tinh nhap vienXét nghiệm miễn phí dấu ấn ung thư phổi
ret muot gia tang nhan mac benh phoi tac nghen man tinh nhap vienLàm gì để ngăn chặn ung thư phổi?

Theo bác sĩ Hạnh, thời tiết lạnh kèm mưa ẩm là yếu tố thuận lợi làm gia tăng đợt kịch phát của bệnh nhân hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tại Trung tâm, mỗi năm tiếp nhận khoảng 7.000 bệnh nhân hô hấp nhập viện, trong đó có tới 30% bệnh nhân phổ tắc nghẽn mãn tính (COPD).

ret muot gia tang nhan mac benh phoi tac nghen man tinh nhap vien
Gia tăng bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mãn tính do trời rét

Bác sĩ Hạnh cũng chỉ rõ, bệnh nhân COPD có rất nhiều sai lầm trong điều trị khiến cho tình trạng bệnh ngày một trầm trọng hơn, chẳng hạn: không tuân thủ điều trị, hoặc tuân thủ điều trị nhưng sử dụng thuốc lại không đúng cách, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, chưa chú ý đến phục hồi chức năng hô hấp và nhất là vẫn tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khiến bệnh không được cải thiện.

Cụ thể: Không tuân thủ điều trị, chỉ dùng thuốc đều trong đợt kích phát bệnh, khi bệnh đỡ rồi lại hay quên và cũng không tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Đó là một trong những sai lầm rất phổ biến của bệnh nhân COPD khiến bệnh nhân trở nặng, chi phí điều trị tốn kém. Trong khi đó, bệnh COPD phải điều trị cả đời, người bệnh phải chung sống và dùng thuốc dự phòng hằng ngày để phòng bệnh, tuyệt đối không được lơ là.

"Nếu không tuân thủ điều trị thì khi bệnh nhân rơi vào tình trạng nặng, chỉ tính đơn giản một bộ máy thở không xâm nhập và máy chiết xuất oxy chi phí lên đến 50 - 100 triệu đồng. Những bệnh nhân COPD có suy hô hấp mạn tính và CO2 máu tăng cao, bệnh nhân mệt cơ hô hấp, bệnh nhân có hiện tượng ngừng thở khi ngủ... thường phải chỉ định thở máy không xâm nhập tại nhà sẽ phải mua bộ máy này. Tuy nhiên, nếu tuân thủ tốt điều trị dự phòng, nguy cơ này sẽ ít đi" - PGS. Hạnh phân tích.

Lại cũng có trường hợp, bệnh nhân tuy có dùng thuốc nhưng không đúng kĩ thuật nên hiệu quả kém. Do đó, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, kỹ thuật đúng, thuốc phân bổ vào phổi tốt nhất sẽ mang lại hiệu quả điều trị tối đa.

Với bệnh COPD cần tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, thuốc lào chủ động hoặc thụ động (ngồi trong có người hút thuốc); đun bếp củi, bếp than...

PGS. Hạnh tư vấn, bệnh nhân COPD cần thực hiện tiêm phòng cúm, sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch trong mùa lạnh. Bởi khi bị cúm, nhiễm vi khuẩn, vi rút, không khí lạnh là một dạng stress gây khởi phát cơn cấp.

Bên cạnh đó là chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bệnh nhân COPD khó thở khiến việc ăn uống khó khăn nên có thể ăn đồ loãng, đồ nóng, thức ăn mềm dễ hấp thu, tránh uống nước đá, đồ ăn lạnh. Chế độ ăn cần đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm nước hoa quả, trái cây, rau xanh.

Việc luyện tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân COPD cũng rất quan trọng. Người bệnh COPD mức độ nhẹ hoặc trung bình nên duy trì luyện tập các bộ môn như đạp xe, đi bộ, thảm lăn mức độ vừa phải từ 30-60 phút tùy theo khả năng.

Bệnh nhân nặng có thể giảm thời gian luyện tập, hoặc có các phương pháp tập luyện khác luyện sức bền với tạ nhỏ; hoặc tập thở cơ hoành bằng cách hít sâu và thở mạnh ra hết sức, tập ho khạc đờm chủ động.

Các bác sĩ khuyến cáo, trong thời tiết rét mướt như hiện nay, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý giữ ấm cơ thể, mặc áo ấm, tất ấm, khăn quàng ấm và tuyệt đối không đi thể dục ngoài trời lúc 5 - 6 giờ sáng.

Nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị, kỹ thuật dùng thuốc đúng cách, dinh dưỡng đầy đủ, tiêm dự phòng vắc xin cúm, tránh xa các yếu tố nguy cơ (thuốc lá, khói bụi, khói than...) bệnh nhân COPD sẽ ổn định, giảm nguy cơ lên đợt cấp nguy hiểm.

Theo PGS. Hạnh, bất cứ bệnh nào rồi cũng sẽ đi đến đích (là giai đoạn nặng), nếu không điều trị đều, đích đến chỉ khoảng 5 năm, trong khi đó nếu điều trị, phải từ 10 - 20 năm, thậm chí lâu hơn mới đến đích, nhưng nhiều người bệnh vẫn chủ quan bỏ thuốc khi thấy tình trạng ổn định hơn.

Nguyễn Hưng