TP HCM tiếp tục kiến nghị cấm loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ
99% công ty đòi nợ thuê hoạt động biến tướng |
Bắt 5 nghi phạm mang súng và hung khí đi đòi nợ |
Lâm Đồng: Điều tra vụ côn đồ chém người đòi nợ |
UBND TP HCM cho rằng thực tế quan hệ nợ là hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng kinh tế, khi có tranh chấp hợp đồng các bên tham gia tự thỏa thuận hoặc khởi kiện để tòa án giải quyết. Nhà nước đã có đầy đủ hệ thống luật pháp, cơ quan bảo vệ, thi hành pháp luật, như Tòa án, Viện Kiếm sát, Thi hành án... Đối với các vụ việc đã có quyết định, bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật thì cơ quan thi hành án, thừa phát lại... là cơ quan có thẩm quyền thi hành.
Mặt khác, việc cho phép loại hình kinh doanh này hoạt động hợp pháp vô tình là kẽ hở để một số đối tượng (hoạt động đòi nợ thuê, xã hội đen...) lợi dụng núp bóng đầu tư hoạt động qua hình thức cấu kết giữa các công ty tài chính, công ty đòi nợ và các đối tượng hình sự, các băng ổ nhóm tại địa phương gây hệ quả phức tạp về an ninh trật tự.
Ảnh minh họa |
Ngoài ra, UBND TP HCM cũng kiến nghị Bộ tham mưu điều chỉnh Nghị định số 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ nếu không đưa loại hình kinh doanh này vào danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.
Tính đến hết quý 1/2019, trên địa bàn TPHCM có 45 doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, trong đó có 42 công ty trong nước và 3 công ty có yếu tố người nước ngoài, tổng số người làm nghề này là 711 người (706 người Việt Nam, 5 người nước ngoài).
Để tránh tình trạng các công ty đòi nợ có trụ sở tại một tỉnh, thành mở văn phòng đại diện tại nhiều tỉnh, thành khác để lách luật hoạt động, UBND TP HCM cũng kiến nghị đưa văn phòng đại diện của các công ty này vào diện cấp giấy an ninh trật tự.
M.P
-
Kiều hối chảy về TP HCM đạt kỷ lục
-
[Chùm ảnh] Toàn cảnh tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên
-
TP HCM: Khai mạc Hội thi tay nghề thanh niên năm 2024
-
Đề xuất các giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng trên địa bàn TP HCM
-
TP HCM sẽ xóa bỏ hoàn toàn hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia vào cuối năm 2025