Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

TKV: Bám sát lộ trình tái cơ cấu

10:27 | 08/11/2014

580 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chính phủ vừa có yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) chủ động đẩy mạnh các giải pháp tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh và tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, ổn định tài chính. Tính đến nay, TKV đang thực hiện theo đúng lộ trình và dự kiến hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2015.

Năng lượng Mới số 371

Cổ phần hóa theo đúng lộ trình

Theo các đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt, đến hết năm 2015, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phải hoàn thành cổ phần hóa 8 đơn vị. Tính đến nay, Tập đoàn đã thoái xong vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính thu về 1.600 tỉ đồng, toàn bộ vốn đầu tư tại Công ty tài chính TKV; Ngân hàng SHB, bảo hiểm, chứng khoán đã bán xong. Riêng khoản đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng, bất động sản còn trên 200 tỉ đồng đang được triển khai để thoái vốn xong trong năm 2015.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo cổ phần hóa (CPH) TKV cũng cho biết, Tập đoàn đã hoàn thành CPH 3/8 đơn vị, 3 công ty này đã chuyển đổi sang công ty cổ phần, gồm: Công ty TNHH MTV Vật tư, vận tải và xếp dỡ; Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên và Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghệ và Thiết bị mỏ. Tập đoàn cũng đã hoàn thành việc đánh giá, xác định giá trị 3 tổng công ty trực thuộc là Tổng Công ty Khoáng sản, Tổng Công ty Mỏ Việt Bắc và Tổng Công ty Điện lực TKV.

Năm nay, TKV phấn đấu khai thác 35 triệu tấn than sạch

Đối với việc tái cơ cấu, chuyển đổi, giải thể, phá sản, sắp xếp doanh nghiệp, TKV đã hoàn thành việc giải thể 9 công ty con TNHH MTV sản xuất than thành chi nhánh của TKV và 4 công ty “cháu” thành chi nhánh của công ty con. Đặc biệt, TKV cũng đã hoàn thành việc chuyển Công ty Chế biến than Quảng Ninh thành chi nhánh của TKV; Công ty TNHH MTV than Uông Bí từ mô hình quản lý 2 cấp thành mô hình quản lý 1 cấp để tiến tới chuyển sang mô hình chi nhánh của tập đoàn. Hiện nay, TKV đã báo cáo Bộ Công Thương phương án hợp nhất 3 trường cao đẳng: Nghề mỏ Hồng Cẩm, Nghề mỏ Hữu Nghị và Nghề công nghiệp mỏ Việt Bắc để thành lập Trường cao đẳng Nghề Than - Khoáng sản Việt Nam. Hoàn thành báo cáo và trình Chính phủ phương án chuyển Trung tâm Y tế lao động thành Bệnh viện TKV theo Luật Khám chữa bệnh.

Đánh giá về hoạt động tái cơ cấu hiện nay, Phó tổng giám đốc TKV Nguyễn Văn Biên khẳng định: Tập đoàn đang bám sát lộ trình tái cơ cấu, thoái vốn của Bộ Công Thương, TKV hy vọng sẽ hoàn thành cổ phần hóa trong quý IV, để đầu năm 2015 chuyển các tổng công ty này hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Ngoài ra, TKV cũng đã phê duyệt phương án tái cơ cấu của 5 công ty, cụ thể là Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại, Công ty Cơ khí Hòn Gai, Công ty Cổ phần Đại lý hàng hải, Công ty Cổ phần Thiết bị điện và Công ty Vận tải thủy.

Trước vướng mắc trong việc thoái vốn ở các công ty: Cơ khí ôtô Uông bí, Cổ phần Hạ Long, Than Uông Bí, Tập đoàn đã có báo cáo lên Bộ Công Thương về tình hình triển khai thoái vốn ở 3 đơn vị này. Được biết, trước đó Tập đoàn đã chào bán các công ty này ra thị trường 3 lần nhưng không có nhà đầu tư nào quan tâm. Tới đây, Bộ Công Thương sẽ kiểm tra, đánh giá và cho hướng xử lý. Về thoái vốn các đơn vị ở nước ngoài, ông Biên cũng cho biết đã báo cáo Chính phủ và các bộ liên quan xem xét cho ý kiến chỉ đạo. Ở đây chủ yếu là các dự án liên quan đến khoáng sản. Tại Lào và Campuchia, mức độ thăm dò, tìm kiếm tài nguyên còn ở mức sơ khai nên Tập đoàn đã theo chủ trương chung, thành lập các đơn vị nằm trên địa bàn để thực hiện một số dự án hợp tác. Tuy nhiên, việc một số dự án đã hết hạn giấy phép, khiến giá bán bị ảnh hưởng. Vì vậy, TKV đã đánh giá từng dự án, đề xuất các giải pháp xử lý và báo cáo Chính phủ.

Đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Một vấn đề quan tâm nhất hiện nay, đó là quyền lợi của hàng nghìn công nhân lao động sau lộ trình tái cơ cấu. Về vấn đề này, theo ông Đỗ Đình Hiền - Chủ tịch Công đoàn TKV, chủ trương chung của tập đoàn là đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động dư dôi trong điều kiện thuận lợi nhất. Công đoàn ngành đã tham gia cùng chuyên môn chỉ đạo các đơn vị giải quyết cho người lao động có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc hưởng chế độ hỗ trợ theo quy chế đổi mới cơ cấu lao động của Tập đoàn. Đối với những trường hợp không thuộc đối tượng hỗ trợ theo quy chế và người lao động có nguyện vọng xin nghỉ việc, đơn vị sẽ thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật, có sự thỏa thuận với người lao động và đảm bảo chế độ, hỗ trợ thêm để họ đảm bảo cuộc sống. Cũng theo ông Hiền, từ khi bắt đầu thực hiện chủ trương tái cơ cấu, các cấp Công đoàn ngành đã tổ chức 398 cuộc đối thoại trực tiếp tại các đơn vị, có sự tham gia của hơn 35.000 công nhân lao động với người sử dụng lao động. Tại các cuộc đối thoại đó, mọi kiến nghị, thắc mắc chính đáng của người lao động đều được giải quyết thỏa đáng. Vì vậy, đến nay không xảy ra trường hợp khiếu kiện nào về các nội dung trên.

Năm 2013, các cấp công đoàn ngành đã phối hợp tốt với chuyên môn sắp xếp lại lao động, giải quyết chế độ cho 1.608 người thôi việc, chi kinh phí hỗ trợ số công nhân lao động nghỉ là 95,277 tỉ đồng. Dự kiến trong năm nay, sẽ tiếp tục có thêm 1.586 người thôi việc và toàn Tập đoàn sẽ chi số tiền hỗ trợ là 99,26 tỉ đồng. Ngoài ra, công đoàn còn tham gia tổ chức, sắp xếp lại lao động, giới thiệu và giải quyết việc làm mới cho những người có nhu cầu. Các cấp công đoàn còn chủ động tuyên truyền rộng rãi chủ trương mới này tới toàn thể công nhân lao động, kịp thời nắm bắt, ổn định tư tưởng cho người lao động. Sau tái cơ cấu, công đoàn cũng phối hợp với chuyên môn tham gia xây dựng hệ thống quy chế quản lý mới, phù hợp với tình hình hiện tại.

M.Kiên