Tin tức kinh tế ngày 26/7: Nhập 300.000 tấn gạo từ Campuchia theo hạn ngạch thuế quan năm 2019
GRDP của 4 vùng kinh tế trọng điểm bình quân mỗi năm tăng 7,14%
Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 26/7, giai đoạn 2011 - 2017, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của 4 vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) bình quân mỗi năm tăng 7,14%. Tăng trưởng của các vùng KTTĐ chủ yếu là nhờ công nghiệp chế biến, chế tạo.
Năng suất lao động của các vùng KTTĐ có xu hướng tăng. Vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ phía nam dẫn đầu cả nước về năng suất lao động, cho thấy đây là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quyết định tới mức độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của 2 vùng KTTĐ này.
(Ảnh minh họa) |
Báo cáo của Bộ KH&ĐT căn cứ trên số liệu giai đoạn 2011 - 2017 và mô hình tính toán đã lượng hóa được mối quan hệ giữa tăng trưởng của vùng KTTĐ phía nam và vùng KTTĐ Bắc Bộ với cả nước (1% GRDP của vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ phía nam làm GDP của toàn nền kinh tế tăng lần lượt là 0,49% và 1,12%).
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 cực tăng trưởng quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng chung cả nước bình quân/năm trong giai đoạn 2011-2017 tương ứng đạt 13,6% và 19,4%.
Phát hiện, xử lý hơn 10.000 vụ vi phạm về buôn lậu, hàng giả
Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến, địa bàn cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, có tổ chức và manh động.
Đặc biệt, nổi lên tình trạng vận chuyển ma tuý, buôn bán hàng hoá sản xuất từ bên ngoài, hàng giả, hàng nhái, giả mạo xuất xứ, nhãn mác “made in Vietnam” để gian lận thương mại, gây thất thu ngân sách, ảnh hưởng đến uy tín DN Việt Nam và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, các lực lượng đã phát hiện và xử lý 10.517 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 1.007 tỷ đồng, khởi tố hình sự 20 vụ. Tổ chức thanh tra, kiểm tra 29.283 doanh nghiệp, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 4.819 tỷ đồng.
Sản phẩm điện tử dẫn dắt xu hướng thương mại của Việt Nam
Tính chung 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt 122,5 tỷ USD, nhập khẩu đạt 120,9 tỷ USD, xuất siêu 1,59 tỷ USD. Chiếm tỷ trọng 40% tổng giá trị xuất khẩu và có tốc độ tăng trưởng cao, nhóm các sản phẩm điện tử vẫn là nhóm dẫn dắt xu hướng thương mại của Việt Nam. Giảm 3,67% so với cùng kỳ trong quý I, xuất khẩu của nhóm hàng này đã phục hồi, tăng 13,4% so với cùng kỳ trong quý II, kéo tăng trưởng 6 tháng đạt 3,91%.
(Ảnh minh họa) |
Hoa Kỳ là thị trường chính giúp duy trì tăng trưởng. Thị trường này tăng 81,8% trong 6 tháng đầu năm, trong khi hầu hết các thị trường lớn đều giảm như Trung Quốc (-26,3%), Nhật Bản (-18%), ASEAN (-8,1%), EU (-6,7%).
Bên cạnh đó, nhập khẩu máy vi tính, điện tử từ Mỹ tăng rất mạnh 48,7% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 2,2 tỷ USD - dẫn đầu trong số các nhóm hàng nhập khẩu từ Mỹ, chiếm 31,8% trong tổng kim ngạch.
Xuất khẩu mặt hàng máy vi tính cũng cải thiện từ mức tăng 9,8% lên 14,8%, đồng thời vượt qua ngành dệt may trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ 2. Máy ảnh, máy quay phim chỉ tăng 2,84% so với năm trước năm ngoái. Tình hỉnh xuất khẩu cải thiện giúp chỉ số sản xuất công nghiệp sản phẩm điện tử phục hồi nhẹ dù vẫn còn ở mức thấp, 3,5% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu tôm sụt giảm ở nhiều thị trường chính
Tháng 6/2019, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 293,5 triệu USD, giảm 4,8% so với tháng 6/2018. Trong top 5 thị trường nhập khẩu chính tôm Việt Nam, xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc đã có dấu hiệu tăng trưởng tuy nhiên XK sang EU và Hàn Quốc vẫn giảm mạnh 2 con số. Đối với các thị trường còn lại, xuất khẩu sang Australia, Đài Loan tăng trong khi xuất khẩu sang Canada, ASEAN, Thụy Sỹ giảm.
Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang top 5 thị trường chính đều giảm trong đó xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc giảm ít hơn nhờ tăng trưởng trong tháng 6.
Cụ thể, tại thị trường EU, 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là EU đạt 300,5 triệu USD, giảm 25,9% so với cùng kỳ năm 2018. Anh, Đức, Hà Lan là 3 thị trường nhập khẩu chính tôm Việt Nam trong khối. Xuất khẩu tôm sang Anh, Đức, Hà Lan đều giảm lần lượt 9,5%, 12,5% và 50,2%.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ (thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 3 của Việt Nam) trong tháng 6/2019 đạt gần 64 triệu USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 250, 4 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc tăng 10% đạt gần 47 triệu USD trong tháng 6/2019. Sáu tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang thị trường này giảm 4,9% đạt 233,5 triệu USD. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019 do Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu tôm từ Ấn Độ, Ecuador (lợi thế giá thấp hơn tôm Việt Nam).
Năm 2019 nhập 300.000 tấn gạo từ Campuchia theo hạn ngạch thuế quan
(Ảnh minh họa) |
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 08/2019/TT-BCT quy định việc nhập khẩu mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia theo hạn ngạch thuế quan năm 2019 và năm 2020.
Thông tư nêu rõ, áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với hai mặt hàng có xuất xứ từ Campuchia được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi khi nhập khẩu vào Việt Nam năm 2019 và năm 2020 là gạo và lá thuốc lá khô.
Cụ thể, tổng lượng hạn ngạch thóc, gạo các loại năm 2019 là 300.000 tấn gạo (Nếu là thóc thì tỷ lệ quy đổi: 2 kg thóc = 1kg gạo). Tổng lượng hạn ngạch thóc, gạo các loại năm 2020 là 300.000 tấn.
Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2019 được áp dụng cho các tờ khai đăng ký với cơ quan hải quan từ ngày 26/02/2019 đến hết ngày 31/12/2019. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2020 được áp dụng cho các tờ khai đăng ký với cơ quan hải quan từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020.
M.L (t/h)
-
Vì sao Việt Nam nhập khẩu gạo cao kỷ lục?
-
Tin tức kinh tế ngày 1/10: Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh
-
Tin tức kinh tế ngày 12/9: Kho bạc Nhà nước chào mua 350 triệu USD từ các ngân hàng
-
[PetroTimesTV] Điểm các sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua
-
Tổng thống Putin: Nga không từ bỏ nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu
-
Tin Thị trường: Giá dầu giảm sốc phiên đầu tuần
-
Giá vàng hôm nay (28/10): Giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Giá dầu hôm nay (28/10): Bất ngờ giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Liên minh Châu Âu và Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm giải pháp thuế quan xe điện