Tin Thị trường: Trung Quốc thanh toán giao dịch LNG đầu tiên bằng đồng Nhân dân tệ
Trung Quốc thanh toán giao dịch LNG đầu tiên bằng đồng Nhân dân tệ
Trung Quốc vừa hoàn tất giao dịch thanh toán khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên bằng đồng nhân dân tệ, Sàn giao dịch dầu mỏ và khí đốt tự nhiên Thượng Hải mới đây cho biết.
Cụ thể, gã khổng lồ dầu khí nhà nước Trung Quốc CNOOC và TotalEnergies đã hoàn thành giao dịch LNG đầu tiên trên sàn giao dịch với việc thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ.
Giao dịch liên quan đến khoảng 65.000 tấn LNG được nhập khẩu từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Sàn giao dịch Dầu mỏ và Khí đốt Tự nhiên Thượng Hải cho biết thêm.
TotalEnergies, hãng kinh doanh LNG hàng đầu thế giới của Pháp, đã xác nhận với Reuters rằng giao dịch này liên quan đến LNG nhập khẩu từ UAE, nhưng từ chối bình luận chi tiết.
Trung Quốc đã và đang tìm kiếm trong nhiều năm để thiết lập nhiều hợp đồng thương mại bằng đồng nhân dân tệ nhằm tăng mức độ liên quan của đồng tiền này trên thị trường toàn cầu và thách thức sự thống trị của đồng USD trong thương mại quốc tế, kể cả trong thương mại năng lượng.
Trong chuyến thăm tới Riyadh hồi tháng 12 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc và các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập nên sử dụng Sàn giao dịch dầu mỏ và khí đốt tự nhiên Thượng Hải làm nền tảng để thực hiện thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ cho các giao dịch dầu khí.
Ả Rập Xê-út đặt niềm tin vào thị trường dầu thô Trung Quốc
Nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, Ả Rập Xê-út, đang đặt niềm tin lớn vào thị trường dầu thô Trung Quốc, khi gã khổng lồ dầu mỏ Aramco đang tăng cường sự hiện diện ở lĩnh vực hạ nguồn và thị phần cung cấp dầu thô tại nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới.
Tuần này, Saudi Aramco đã công bố hai thỏa thuận lọc dầu và hóa dầu lớn ở Trung Quốc, không chỉ mang lại cho công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới một phần thị trường hạ nguồn của Trung Quốc mà còn là một đại lý xuất khẩu bổ sung cho 690.000 thùng dầu thô của Saudi mỗi ngày.
Với hai hợp đồng kể trên, Ả Rập Xê-út một mặt đang đặt niềm tin vào sự tăng trưởng liên tục của nhu cầu dầu mỏ ở Trung Quốc. Mặt khác, Vương quốc này đang tìm cách gia tăng thị phần của mình tại nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, nơi đối tác của họ trong liên minh OPEC+, Nga đã giành được thị phần với dầu thô giá rẻ sau cuộc xung đột Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Moscow theo sau đó.
Ả Rập Xê-út và Nga cùng xuất hiện trên thị trường dầu mỏ Trung Quốc trong nhiều năm, nhưng cuộc chiến giành thị phần đã trở nên gay gắt hơn kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu và Nga xoay trục sang châu Á.
Mỹ "chiếm chỗ" của Nga tại thị trường dầu mỏ châu Âu
Ngày 28/3, hãng tin CNN dẫn số liệu của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết, trong tháng 12 năm ngoái, 18% dầu thô Liên minh châu Âu (EU) nhập khẩu có xuất sứ Mỹ.
Thời điểm cuối tháng 1/2022, Nga vẫn là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của châu Âu, chiếm tới 31% lượng nhập khẩu của khu vực này.
Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022 đã gây đảo lộn thị trường năng lượng. Các nước trong khu vực mạnh tay cắt giảm nhập khẩu năng lượng Nga.
Đáp lại, Nga cũng siết cung cấp năng lượng cho châu Âu thông qua việc khoá van đường ống dẫn khí đốt.
Tháng 12/2022, EU ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu thô Nga qua đường biển, trong khi G7 đã áp trần giá lên dầu thô Nga ở mức 60 USD/thùng. Ngoài ra, dòng chảy khí đốt của Nga cung cấp cho châu Âu qua đường ống Nord Stream-1 đã giảm dần từ khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine.
Kết quả là tỷ trọng của Nga trong nhập khẩu khí đốt của châu Âu giảm mạnh, từ 31% trong quý 1/2022 xuống còn 19% vào cuối năm 2022.
Mỹ đã thay Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ nhì châu Âu, chiếm thị phần gần 20%, chỉ sau nhà cung cấp lớn nhất là Na Uy.
Tin Thị trường: Dầu thô Nga vẫn chảy tới thị trường châu Âu | |
Tin Thị trường: Venezuela tạm dừng gần như toàn bộ hoạt động xuất khẩu dầu |
Bình An
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/10: Giá dầu thế giới diễn biến trái chiều
-
Các chuyên gia nói gì về nhu cầu dầu từ nay đến năm 2035?
-
Yếu tố nào đang đè nặng lên thị trường dầu mỏ?
-
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 1,2 - 3,1% trong kỳ điều hành ngày 24/10
-
Qatar phải cạnh tranh với các nhà cung cấp LNG linh hoạt