Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tin nóng thế giới hôm nay - 27/12

21:00 | 27/12/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Mỹ bị cáo buộc tập kết nhiều tên lửa Tomahawk xung quanh Nga. Ukraine quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt mới với Nga. Hàn Quốc cáo buộc Trung Quốc xâm phạm vùng nhận dạng phòng không.
tin nong the gioi hom nay 2712Thế giới đêm qua - 26/12
tin nong the gioi hom nay 2712Tin nóng thế giới hôm nay - 26/12
tin nong the gioi hom nay 2712
Mô hình thiết kế đầu đạn siêu vượt âm trong dự án PGS của Mỹ. Ảnh minh họa: DARPA.

1. Mỹ bị cáo buộc tập kết nhiều tên lửa Tomahawk xung quanh Nga

TASS ngày 26/12 dẫn tuyên bố của Tư lệnh hải quân Nga Vladimir Korolyov: "Trong năm 2019, hải quân Nga sẽ duy trì sự hiện diện ở các vùng biển quốc tế để chống lại việc Mỹ và NATO tăng cường hoạt động gần biên giới Nga cũng như triển khai các hệ thống vũ khí phi hạt nhân chính xác cao và cơ sở hạ tầng quân sự tại những vùng biển gần Nga". Đô đốc Korolyov nhấn mạnh sự hiện diện của hải quân Nga sẽ giúp giảm thiểu mọi nguy cơ từ biển đối với Moskva, đồng thời khẳng định Nga hiện có khoảng 100 tàu chiến đang hoạt động trên khắp các đại dương.

Theo nhà phân tích quân sự Viktor Murakhovsky, Tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí Nga", những hệ thống vũ khí chính xác mà Đô đốc Korolyov đề cập là các chiến hạm như tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu ngầm mang tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ. "Các hệ thống này được gọi là vũ khí chiến lược, thuật ngữ thường dùng để ám chỉ vũ khí hạt nhân, bởi chúng cũng giữ vai trò răn đe chiến lược với đối thủ. Tên lửa Tomahawk và tàu ngầm cũng được coi là một phần của khái niệm tấn công toàn cầu của Mỹ mặc dù có thời gian tấn công chậm hơn", Murakhovsky nhấn mạnh.

2. Ukraine quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt mới với Nga

Ngày 26/12, Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Ukraine đã thông qua quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Cơ quan báo chí của hội đồng trên nêu rõ: "Hội đồng quyết định ủng hộ việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới, chủ yếu nhằm vào những cá nhân và thực thể hợp pháp: các công ty Nga, doanh nhân, chính trị gia và nghị sỹ, nhân viên của các cơ quan thực thi pháp luật". Theo tuyên bố, các cá nhân và thực thể bị trừng phạt do ủng hộ và thúc đẩy những hành động chống lại Ukraine.

Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Ukraine cũng chỉ đạo lực lượng biên phòng nước này tăng cường an ninh tại khu vực biên giới với Nga. Trước đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thông báo các lệnh trừng phạt mới liên quan đến những cá nhân Nga dính líu tới vụ bắt giữ tàu hải quân của Ukraine hôm 25/11. Ông Poroshenko cho biết những đối tượng nằm trong diện trừng phạt của nước này bao gồm nhiều nghị sỹ Duma quốc gia Nga (Hạ viện).

3. Hàn Quốc cáo buộc Trung Quốc xâm phạm vùng nhận dạng phòng không

Quân đội Hàn Quốc ngày 27/12 cho biết một máy bay quân sự của Trung Quốc đã bay vào vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc mà không hề thông báo trước. Chiếc máy bay này xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc vào lúc 10h21 sáng (giờ địa phương) và bay ra khỏi khu vực này nửa giờ sau đó. Vào khoảng 11h54 sáng cùng ngày, chiếc máy bay trên lại xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc một lần nữa. Cách đây một tháng, một chiếc máy bay quân sự của Trung Quốc cũng đã bay vào vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc. Quân đội Hàn Quốc đã điều động một máy bay tiêm kích của không quân nước này đã xuất kích khẩn cấp để giám sát chặt chẽ hoạt động của máy bay Trung Quốc. Hồi tháng 12 năm 2017, Hàn Quốc cũng cáo buộc 5 máy bay quân sự Trung Quốc xâm phạm không phận, khiến các máy bay chiến đấu của Hàn Quốc phải xuất kích khẩn cấp.

4. Giới chức EU nhận định khả năng Quốc hội Anh thông qua thỏa thuận

Trả lời phỏng vấn tập đoàn truyền thông Funke Media Group của Đức, Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách vấn đề ngân sách Guenther Oettinger ngày 27/12 nhận định vẫn có khả năng Quốc hội Anh sẽ ủng hộ thỏa thuận về việc Đảo quốc Sương mù rời khỏi EU (hay còn gọi là Brexit). Ông Oettinger cho rằng "không phải hoàn toàn không có khả năng Quốc hội Anh sẽ bỏ phiếu về thỏa thuận ly hôn vào tháng Một tới." Ông Oettinger cũng khẳng định "chắc chắn" số nghị sỹ ủng hộ Brexit hỗn loạn hoặc tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân mới không chiếm đa số. Theo ông Oettinger, những ý kiến dư luận nhận định Anh sẽ ở lại EU đã tăng nhẹ những tháng gần đây, tuy nhiên ông nhấn mạnh quan điểm của ông cho rằng "rốt cuộc Anh cũng sẽ rời khỏi EU vào tháng Ba tới." Nước Anh dự kiến sẽ chính thức rời "mái nhà chung" EU vào ngày 29/3/2019, nhưng các nghị sỹ nước này vẫn chia rẽ sâu sắc về những điều khoản thỏa thuận mà Thủ tướng Theresa May và EU nhất trí hồi tháng trước.

5. Bùng nổ bệnh dịch tại Triều Tiên do ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt

Trong một bài phát biểu vừa được Hiệp hội Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế (IFRC) đăng tải, ông Ri Ho-rim, Tổng thư ký Hiệp hội Chữ thập Đỏ Triều Tiên cảnh báo: "Tình hình y tế ở Triều Tiên đang cực kỳ đáng lo ngại. Tác động của các lệnh trừng phạt đối với các nhu cầu y tế cơ bản là rất khốc liệt. Ví dụ, thiếu vắcxin, thuốc kháng sinh, các bộ thử nghiệm nhanh, trang bị bảo hộ cá nhân cho nhân viên y tế và thuốc rửa tay (sát khuẩn) là những tác nhân chính dẫn đến việc bùng nổ bệnh dịch từ đầu năm 2018." Theo ước tính của IFRC, khoảng hơn 10 triệu người Triều Tiên chưa được đảm bảo về lương thực, bị suy dinh dưỡng và chưa được tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Những thảm họa thiên nhiên định kỳ như các đợt nóng, bão, lụt lội và lở đất trong năm 2018 đã làm trầm trọng thêm các thách thức nhân đạo khốc liệt ở Triều Tiên. IFRC cho rằng các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Triều Tiên chính là nguyên nhân dẫn đến việc trì hoãn cung cấp y tế cần thiết cho người dân Triều Tiên, qua đó đã gây ra "tác động nghiêm trọng" đối với điều kiện chăm sóc sức khỏe của nước này. ông nhằm hạn chế các hoạt động nhân đạo hoặc gây ra các hậu quả nhân đạo đối với người dân nước này".

Lâm Anh (t/h)