Tin mới nhất về tình hình Covid-19 trên thế giới - ngày 5/10
- New Zealand thay đổi chiến lược chống Covid-19
Thủ tướng New Zealand thừa nhận rằng chiến lược "zero Covid" của bà đã thất bại trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus ở Auckland và rằng cần phải có một cách tiếp cận mới khi đối mặt với biến thể Delta. Bà Jacinda Ardern cho biết: “Trước đây chúng ta không có vắc xin, giờ chúng tôi đã có vì vậy chúng ta có thể bắt đầu thay đổi cách làm việc. Do đó, việc phong tỏa Auckland, có hiệu lực trong bảy tuần qua, sẽ được nới lỏng ngay cả khi số ca mới không giảm”.
Quần đảo 5 triệu dân này chỉ ghi nhận 27 trường hợp tử vong kể từ khi đại dịch bắt đầu. Trong nhiều tháng, đất nước được bảo vệ bởi các biện pháp nghiêm ngặt ở biên giới, cho phép người dân New Zealand có cuộc sống gần như bình thường.
- Du lịch toàn cầu hồi phục
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho biết du lịch toàn cầu đã tăng trưởng vào tháng 7, nhờ tiến bộ trong việc tiêm phòng và giảm các hạn chế, nhưng vẫn còn rất xa so với mức trước đại dịch.
Vào tháng 7, 54 triệu khách du lịch quốc tế đã được ghi nhận trên khắp thế giới, con số cao nhất được ghi nhận kể từ tháng 4 năm 2020, khi bắt đầu cuộc khủng hoảng y tế. Nhưng con số này vẫn còn rất xa so với con số 164 triệu của tháng 7 năm 2019.
- Lễ hội hóa trang Rio năm 2022 sẽ không hạn chế?
Thị trưởng thành phố Rio đã hứa sẽ làm mọi thứ để lễ hội hóa trang năm 2022 diễn ra như trước khi có dịch nhờ chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 tại Brazil đang tiến triển nhanh. Lễ hội hóa trang Rio năm 2021 bị hủy bỏ do đại dịch.
- Pháp: học sinh tiểu học ở 47 tỉnh không phải mang khẩu trang
Học sinh tiểu học (6-11 tuổi) ở Pháp không còn phải đeo khẩu trang từ ngày 4/10 tại 47 tỉnh ít bị ảnh hưởng nhất bởi Covid-19 ở Pháp.
Không giống như người lớn chưa được tiêm chủng, trẻ vị thành niên sẽ có thể tiếp tục được xét nghiệm PCR miễn phí sau ngày 15 tháng 10. Việc tiêm phòng cho trẻ vị thành niên vẫn là chủ đề gây tranh luận trong giới khoa học vì nguy cơ mắc bệnh Covid-19 nghiêm trọng ở nhóm tuổi này là rất thấp.
Ý: cho phép tiêm đồng thời cả vắc-xin phòng covid-19 và cúm
Bộ Y tế Ý đã bật đèn xanh cho người dân được phép tiêm vắc-xin phòng Covid-19 và vắc-xin phòng cúm cùng một lúc. Quyết định trên được Bộ Y tế Ý đưa ra sau khi kết quả một nghiên cứu của Anh cho thấy mọi người có thể an toàn khi đồng thời tiêm vắc-xin phòng Covid-19 và vắc-xin phòng cúm bởi vì việc này không ảnh hưởng tiêu cực đến phản ứng miễn dịch do hai loại vắc-xin tạo ra.
- Úc: giảm thời gian tự cách ly với người đã tiêm phòng đầy đủ
Chính quyền bang New South Wales (NSW) của Úc thông báo từ ngày 11/10 tới sẽ giảm thời gian tự cách ly đối với những người tiếp xúc gần các ca được xác định mắc Covid-19. Các quy định mới nêu rõ người có tiếp xúc gần, nếu đã tiêm đủ hai mũi vắc-xin ngừa Covid-19, sẽ được yêu cầu xét nghiệm và tự cách ly trong 7 ngày, thay vì 14 ngày như hiện nay. Trong khi đó, người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 sẽ phải tự cách ly trong 14 ngày, bất kể đã tiêm phòng đầy đủ hay chưa.
- Anh: hỗ trợ mới cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch
Anh công bố gói hỗ trợ mới cho người lao động sau khi nước này quyết định kết thúc gói hỗ trợ trước đây cho diện lao động bị tạm dừng công việc do đại dịch. Dự kiến, gói hỗ trợ mới trị giá 500 triệu bảng Anh (tương đương 680 triệu USD) sẽ tập trung vào việc đào tạo lại số lao động lớn tuổi sắp quay trở lại làm việc cũng như hướng tới cả những người trẻ tuổi.
- Nhật Bản: xem xét cho phép sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir
Chính phủ Nhật Bản dự kiến đưa thuốc kháng virus Molnupiravir của hãng dược phẩm Merk (Mỹ) vào danh mục các loại thuốc điều trị Covid-19 từ cuối năm nay. Nếu được chấp nhận, Molnupiravir sẽ là loại thuốc uống đầu tiên trên thế giới được dùng để điều trị dành riêng cho bệnh nhân mắc Covid-19. Tại Nhật Bản, các liệu pháp điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 thể nhẹ và vừa đều là truyền tĩnh mạch và đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Với đặc trưng có thể được sử dụng dễ dàng tại nhà, thuốc Molnupiravir được kỳ vọng sẽ cùng với vaccine là hai biện pháp then chốt giúp Nhật Bản kiểm soát dịch bệnh.
- Gần 4,8 triệu người chết
Đại dịch đã giết chết ít nhất 4.798.207 người trên toàn thế giới kể từ khi văn phòng WHO tại Trung Quốc báo cáo sự bùng phát của dịch bệnh vào cuối tháng 12 năm 2019, theo một báo cáo do AFP thiết lập từ các nguồn chính thức lúc 10:00 sáng GMT ngày 4/10.
Hoa Kỳ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 701.176 người chết, tiếp theo là Brazil (597.948), Ấn Độ (448.997) và Mexico (27.801).
Trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, Peru là quốc gia có số người chết cao nhất so với dân số.
Tin mới nhất về tình hình Covid-19 trên thế giới - ngày 4/10 |
Tin mới nhất về tình hình Covid-19 trên thế giới - ngày 3/10 |
Tin mới nhất về tình hình Covid-19 trên thế giới - ngày 2/10 |
Nh.Thạch
AFP
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường
-
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp