Thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh và ổn định
Ảnh minh họa |
Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) năm 2022 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố mới đây cho thấy, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2022 có thể ở mức cao nhất từ trước tới nay.
Theo báo cáo EBI, trong khó khăn chung của nền kinh tế trong hơn 2 năm qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tác động đến hoạt động thương mại toàn cầu cũng như tại Việt Nam, nhưng lĩnh vực TMĐT tiếp tục duy trì được đà phát triển nhanh và ổn định. Ước tính năm 2021, lĩnh vực này đạt tốc độ tăng trưởng trên 20% và đạt quy mô trên 16 tỷ USD. Tốc độ này sẽ cao hơn nhiều trong năm 2022 nhờ kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 và những động lực tăng trưởng từ “làn sóng thứ hai”.
Làn sóng thứ hai của TMĐT diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9/2021 trùng với đợt dịch thứ tư. Trong thời gian diễn ra hai làn sóng này toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội bị trì trệ, kinh doanh TMĐT bị tác động nghiêm trọng nhưng đông đảo thương nhân đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới.
Đồng thời, người tiêu dùng trực tuyến tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Làn sóng thứ hai cộng hưởng với làn sóng thứ nhất sẽ thúc đẩy TMĐT phát triển nhanh và vững chắc hơn.
Báo cáo EBI 2022 đánh giá sự xuất hiện và phát triển của các nền tảng hỗ trợ mua bán trong cộng đồng (Social Commere) có thể tạo ra xu hướng mới thúc đẩy mạnh mẽ lĩnh vực bán lẻ trực tuyến trong giai đoạn tới ở nước ta, tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tạo ra nhiều việc làm mới tại mọi địa phương.
Tuy nhiên, báo cáo EBI cũng nhấn mạnh sự phát triển nhanh của TMĐT ở Việt Nam còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng thu hút vốn đầu tư vào các nền tảng trong hệ sinh thái kinh doanh trực tuyến, cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trong đó, TP HCM và Hà Nội dù là những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các quyết định phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19, nhưng 2 thành phố này tiếp tục dẫn đầu về TMĐT trong năm 2021.
Các địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ vẫn có mức độ phát triển TMĐT thấp hơn đáng kể so với mức trung bình chung của cả nước.
Từ thực tiễn này, VECOM đang đề xuất các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp cần quan tâm tới hoạt động hỗ trợ các địa phương trong việc thu hẹp khoảng cách số nói chung, lĩnh vực TMĐT nói riêng.
Quyết liệt ngăn chặn gian lận thương mại điện tử Trong những năm vừa qua, thương mại điện tử Việt Nam đang đi vào chu kỳ tăng trưởng nóng, nhiều kẻ gian đã lợi dụng những khe hở của pháp luật, quản lý thực hiện nhiều chiêu trò gian lận khiến người tiêu dùng thiệt hại đáng kể. |
P.V
-
Kiến tạo không gian phát triển mới cho mua bán hàng hóa
-
Tin tức kinh tế ngày 23/9: Thu thuế thương mại điện tử tăng trưởng đột phá
-
Tin tức kinh tế ngày 15/8: Ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng cao kỷ lục
-
Phát triển thương mại điện tử: Cơ hội, động lực và thách thức
-
Shopee, TikTok Shop “chiếm lĩnh” thị trường bán lẻ online
-
Tin tức kinh tế ngày 20/10: Lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng cao kỷ lục
-
Giá dầu hôm nay (19/10): Dầu thô quay đầu giảm
-
Tin tức kinh tế ngày 19/10: Hơn 140 vụ điều tra chống bán phá giá với hàng xuất khẩu Việt Nam
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh