Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Quyết liệt ngăn chặn gian lận thương mại điện tử

22:16 | 18/05/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong những năm vừa qua, thương mại điện tử Việt Nam đang đi vào chu kỳ tăng trưởng nóng, nhiều kẻ gian đã lợi dụng những khe hở của pháp luật, quản lý thực hiện nhiều chiêu trò gian lận khiến người tiêu dùng thiệt hại đáng kể.

Dịch Covid-19 trong những năm qua đã phần nào thúc đẩy sự tăng trưởng thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam, trong đó xu hướng mua sắm đa kênh đã trở thành thói quen của người tiêu dùng trước trong và sau đại dịch. Tuy nhiên, mỗi năm, trên các sàn TMĐT, cơ quan chức năng đã phát hiện hàng nghìn thương hiệu vi phạm sở hữu trí tuệ hoặc bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Mặc dù nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã bị ngăn chặn, gỡ bỏ ra khỏi sàn nhưng đến nay vẫn chưa thể ngăn chặn triệt tình trạng buôn gian bán lận, khiến người tiêu dùng giảm độ tin cậy đối với TMĐT.

Tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân có phát sinh bán hàng hóa, dịch vụ thông qua sàn
Tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân có phát sinh bán hàng hóa, dịch vụ thông qua sàn.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy doanh thu TMĐT Việt Nam năm 2021 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và thuộc nhóm 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á. Báo cáo Toàn cảnh kinh doanh sàn TMĐT nửa đầu năm 2022 cũng nêu rõ Việt Nam đang trở thành thị trường TMĐT lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.

Nhận định từ các chuyên gia cho thấy bên cạnh những kết quả tích cực, hiện nay TMĐT vẫn còn nhiều thách thức với những hạn chế trong khả năng kiểm soát rủi ro liên quan đến chất lượng hàng hóa, phương thức thanh toán, thiết lập các tuyến vận chuyển linh hoạt, xử lý thủ tục thông quan hàng hóa với chi phí vận hành tối ưu. Dự báo trong 2-3 năm tới, tỷ lệ gian lận trên TMĐT sẽ chiếm 50- 60% so với tổng thể các hình thức gian lận thương mại nói chung.

Thực tế cho thấy, nhiều sàn TMĐT mải chạy theo việc thu hút người bán tham gia mà chưa chặt chẽ các khâu kiểm soát, xác minh các loại hàng hóa nên đã tạo kẽ hở cho hàng giả, hàng nhái chen chân. Chưa kể, mô hình TMĐT không chỉ ở một nơi, mà đa quốc gia, lãnh thổ, lĩnh vực. Vì vậy, việc đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả, xâm phạm bản quyền sẽ gặp nhiều khó khăn trên không gian mạng.

Thời gian qua, để “lọc” hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một số sàn TMĐT đã dùng công nghệ “máy học” (một ứng dụng của trí tuệ nhân tạo AI) như Tiki, Sendo, Chotot... Thế nhưng, chủ các sàn TMĐT cũng thừa nhận, dù áp dụng giải pháp nhưng vẫn chưa thể ngăn chặn triệt để tình trạng hàng giả, hàng nhái.

Chẳng hạn, nếu người bán cố tình khai báo gian dối thông tin, lấy hình ảnh của sản phẩm khác đăng lên sàn để vượt qua bộ lọc chỉ có thể ngăn chặn, tháo gỡ sản phẩm, khóa shop bằng phản ứng nhanh của khách hàng qua report hoặc đường dây nóng… Ngoài ra, sàn áp dụng các biện pháp lọc kết hợp AI và thủ công. Theo đại diện Sendo, ước tính bộ lọc có thể lọc chính xác từ 80-85% trường hợp hàng giả, hàng nhái và 100% với trường hợp hàng cấm theo quy định của pháp luật. Còn lại sẽ phát hiện thủ công dựa theo các mặt hàng thường bị làm giả và theo review của shop.

Quyết liệt ngăn chặn gian lận thương mại điện tử
Cần đầu tư thiết bị, công nghệ cũng như nâng cao trình độ cho lực lượng quản lý thị trường trong công tác phòng chống gian lận TMĐT.

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các sàn TMĐT đang áp dụng chế độ đền bù cho khách hàng không may mua phải hàng giả, hàng nhái trên sàn. Theo đó, người mua thanh toán hàng hóa qua nền tảng của sàn TMĐT từ 3-7 ngày sau khi giao hàng thành công nếu không có khiếu nại của khách hàng, sàn sẽ hoàn tiền cho người bán.

Bên cạnh đó, vai trò của các chủ sàn TMĐT, nhà cung cấp nền tảng kinh doanh cần được thể hiện rõ hơn, còn hiện nay chủ yếu mới chỉ là theo dõi đơn hàng. Bởi vậy, nếu các sàn TMĐT xử lý tốt các khâu khiếu nại sẽ đảm bảo tiêu chí vừa bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và chung tay chống hàng hóa nhập lậu, hàng kém chất lượng...

Theo Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025 (Kế hoạch 888), Tổng cục Quản lý thị trường đặt mục tiêu cụ thể hàng năm để đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm bản quyền hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ không những ở thương mại truyền thống mà cả không gian TMĐT.

Ngoài ra, Tổng cục Quản lý thị trường cũng kết hợp với các cơ quan chức năng trao đổi thường xuyên hơn thông tin về hàng giả hàng nhái; kết hợp các hiệp hội, cơ quan báo chí để xử lý và ngăn chặ nnhững vi phạm, tạo môi trường lành mạnh cho doanh nghiệp chân chính và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trong năm 2021, lực lượng quản lý thị trường đã phối hợp với Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thực hiện kiểm tra hơn 3.000 vụ việc lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với số tiền xử phạt lên tới hơn 20 tỷ đồng.

Tùng Dương

Phát triển thương mại điện tử với tên miền “.vn” Phát triển TMĐT với tên miền “.vn”
Thí điểm thực hiện Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương Thí điểm thực hiện Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương
Tăng cường truy thu thuế kinh doanh qua mạng Tăng cường truy thu thuế kinh doanh qua mạng
Thị trường trong nước đang sôi động trở lại Thị trường trong nước đang sôi động trở lại