Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thị trường ứng dụng gọi xe: Được, mất sau những chuyến đi siêu rẻ

13:13 | 27/11/2018

375 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đổ tiền vào khuyến mại để chiêu mộ tài xế và thu hút khách hàng là những bước đi quen thuộc của tất cả các ứng dụng gọi xe mới ra mắt muốn chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, chiêu thức này sẽ chấm dứt khi thị trường chứng khiến một (hay vài) doanh nghiệp vươn lên dẫn đầu, còn lại đa phần các “chiến binh” khác gục ngã…
Thị trường ứng dụng gọi xe: Được, mất sau những chuyến đi siêu rẻ
Ứng dụng gọi xe đang là thị trường đầy tiềm năng mà cả doanh nghiệp Việt lẫn các "đại gia" ngoại nhắm tới.

Độc quyền sẽ “bóp chết” giá rẻ

Liên tục khuyến mại cho khách và thưởng chuyến để tăng thu nhập cho tài xế là những chiêu thức Uber, Grab đã áp dụng thành công tại thị trường Việt Nam. Cũng chính chiêu thức này đã góp phần không nhỏ giúp các ứng dụng gọi xe với tiềm lực tài chính mạnh đánh bại các hãng taxi truyền thống trong cuộc chiến giành thị phần.

Sau này, khi nhảy vào thị trường Việt Nam, Go-Viet – hãng ứng dụng gọi xe đến từ Indonesia “bổn cũ soạn lại”, cũng tiếp tục tung một loạt chương trình khuyến mại sốc đối với người dùng và ưu đãi rất mạnh cho tài xế. Cước phí rẻ bất ngờ, tài xế được trợ giá cao khiến Go-Viet mới có mặt vài ngày đã nhận sự phản hồi tích cực.

Dường như, đổ tiền vào khuyến mại để chiêu mộ tài xế và thu hút khách hàng thực sự là lựa chọn “sống còn” của tất cả các ứng dụng gọi xe mới ra mắt muốn chiếm lĩnh thị trường.

Theo nhận xét của chuyên gia chiến lược Đỗ Hoà, cuộc đua này chỉ giành cho các doanh nghiệp có tiềm lực và được hậu thuẫn về kinh tế.

“Chúng ta thấy những ứng dụng như Uber, Grab hay giờ là Go-Viet với sự hậu thuẫn của Go-Jek, đây đều là những tên tuổi đã thành công ở nhiều thị trường trên thế giới sau đó đổ bộ vào Việt Nam. Những doanh nghiệp này đều có nguồn lực rất lớn khi gọi được số vốn không nhỏ để kinh doanh. Không chỉ riêng ngành taxi công nghệ, mà hầu hết tất cả các lĩnh vực hướng tới thị trường lớn thì đều đòi hỏi khoản đầu tư ban đầu cực kỳ tốn kém”, ông Hòa nói.

Tuy nhiên, có một thực tế đó là từ câu chuyện cạnh tranh về giá cước, việc chiếm lĩnh thị phần của mỗi ứng dụng chỉ mang tính chất tạm thời. Khi đã chiến lĩnh được phần lớn thị phần, khách hàng và cả tài xế đều đạt được một lượng nhất định thì doanh nghiệp “chiến thắng” sẽ bắt đầu giảm dần khuyến mại, thậm chí tăng giá cước với khách hàng, tăng chiết khấu với tài xế.

Có thể thấy rõ điều này ngay sau khi Uber rút khỏi Việt Nam, khi chỉ còn “một mình một chợ” Grab bắt đầu tăng chiết khấu đối với lái xe, hạn chế khuyến mãi cho khách hàng, tăng cước phí thu hồi lợi nhuận…

Không chỉ phải “bực bội” với việc tăng giá cước, nhiều khách hàng còn liên tục lên tiếng phản ánh tình trạng dịch vụ xuống cấp đối với ứng dụng này. Nhưng lúc này, không còn nhiều lựa chọn cho khách hàng bởi Grab với một “đội quân” tài xế khá hùng mạnh sẽ giải quyết vấn đề nhanh, gọn cho người dùng.

Trong khi đó, các doanh nghiệp còn lại với nguồn vốn không đủ mạnh, không đủ sức chạy theo chiến lược giảm giá và khuyến mãi, hệ quả nhãn tiền là việc khó thu hút được lực lượng tài xế cũng như khách hàng. Thị phần chiếm được của họ vô cùng nhỏ nhoi, sự “biến mất” là khó tránh khỏi nếu không duy trì được chi phí kinh doanh trong thời gian dài.

Ai chịu thiệt sau cuộc đua “đốt tiền”

Thực tế cho thấy không doanh nghiệp nào có thể “dài hơi” chạy mãi được khuyến mại. Vấn đề là sau cuộc đua đốt tiền giành khách, giành tài xế, các hãng xe công nghệ này sẽ lấy lại tiền từ túi chính khách hàng và tài xế của mình bằng cách tăng cước, tăng chiết khấu.

Như vậy, có thể thấy việc các “hãng thi nhau liên tục khuyến mãi, tặng mã giảm giá, tặng những chuyến đi miễn phí khách, trao thưởng cho tài xế chạy” chỉ là cái lợi trước mắt. Còn về lâu dài thì khi một trong các hãng trở thành độc quyền, khách hàng sẽ chịu thiệt, vì không còn lựa chọn.

Chị Thúy Anh – một nhân viên thường sử dụng ứng dụng gọi xe – chia sẻ: “Các hãng đua nhau giành giật thị phần bằng các chiêu trò khuyến mãi, tuy nhiên đối với một người dùng như tôi điều quan trọng nhất vẫn là cách thức làm ăn bài bản. Đừng nghĩ chiếm được thị trường rồi sau đó chuyển sang cách làm chộp giật, chèn ép tài xế và lơ là việc nâng cao chất lượng phục vụ đối với người sử dụng”.

Quả thực, đối với người tiêu dùng, cái lợi lâu dài nhất vẫn là một thị trường cạnh tranh với sự tồn tại của các doanh nghiệp làm ăn bài bản. Bởi chỉ có như vậy, giá cả và chất lượng đều sẽ đảm bảo hơn đối với người dùng.

Và khi nhắc tới việc duy trì một môi trường cạnh tranh đối với lĩnh vực đầy hấp dẫn như ứng dụng gọi xe cũng là lúc người ta đặt câu hỏi về vị trí doanh nghiệp Việt trong "cuộc chiến" này.

Đừng để “miếng bánh” hấp dẫn như thị trường ứng dụng gọi xe chỉ “rơi” vào tay các đại gia ngoại. Nhưng khó phủ nhận, so với các đối thủ ngoại, các ứng dụng Việt vẫn còn yếu cả về công nghệ và nguồn lực.

Khi truy cập một số ứng dụng mới, khách hàng thường than phiền về việc không tìm thấy xe ngay cả khi đang đứng ngay khu vực trung tâm thành phố. Trong khi đó, nguồn thu chính của các tài xế không phải đến từ chính sách mà nhờ khách hàng. Vì vậy, để lôi kéo được một lượng lớn tài xế trung thành, điều quan trọng vẫn là lượng khách hàng đủ lớn chứ không chỉ là câu chuyện hỗ trợ, ưu đãi tốt.

Do vậy, ông Bùi Danh Liên – một chuyên gia giao thông cho rằng, các ứng dụng Việt muốn lấy thị phần trước hết phải có một phần mềm thật thông minh, nhanh nhạy, đáp ứng sự trải nghiệm của khách hàng. Ngoài ra, cần phải có một nguồn lực tài chính dồi dào, chiến lược thông minh để lôi kéo khách hàng, tài xế.

Vị chuyên gia này cho rằng, doanh nghiệp đã xác lập vị trí thống lĩnh thị trường, rất khó để ứng dụng nào đó có thể cạnh tranh, lấy lại thị phần. Tuy nhiên khi hút khách hàng bằng giá rẻ thì cũng hoàn toàn có thể bỏ đi khi không còn khuyến mại, giá cả tăng lên. Nếu không chứng minh về sự vượt trội về dịch vụ, doanh nghiệp khó có thể giữ chân khách hàng cũng như tài xế.

Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng việc cạnh tranh là theo nguyên tắc thị trường, doanh nghiệp nào yếu hơn sẽ bị đào thải. Nhưng các doanh nghiệp Việt với tiềm lực tài chính yếu hơn có thể lựa chọn cách tránh đối đầu trực diện với những đối thủ lớn bằng việc đi vào các thị trường ngách, ví dụ như gọi xe chở hàng, thuê xe hay xe đường dài. Thay vì ý định ngay lập tức chia lại thị trường, những ứng dụng mới nên đi theo một chiến lược dài hơi, gây dựng chỗ đứng từng bước…

Theo Dân trí

Vì sao Bộ Giao thông vận tải quyết “xóa sổ” Grab taxi?
Hiệp hội Vận tải: Coi Uber, Grab là xe taxi sẽ dễ quản lý, đúng bản chất
Thị trường taxi công nghệ, cuộc đua đốt tiền của các “đại gia” chịu chi