Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

THẾ GIỚI 24H: Hành trình về quê cha của Obama bị bại lộ

06:00 | 24/07/2015

3,809 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 23/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama lên đường sang Kenya, quê hương của cha ông, chặng đầu tiên trong khuôn khổ chuyến viếng thăm chính thức châu Phi. Tuy nhiên, lộ trình chiếc Air Force One chở ông Obama vô tình bị tiết lộ trước.
THẾ GIỚI 24H: Hành trình về quê cha của Obama bị bại lộ
Tổng thống Barack Obama công du châu Phi ngày 23/7

Email đề ngày 13/7/2015 của một nhân viên hãng hàng không quốc gia Kenya thông báo cho hành khách biết Jomo Kenyatta và Wilson, hai sân bay chính ở thủ đô Nairobi, sẽ đóng cửa lúc nào. Từ đó người ta có thể dự đoán giờ đến và đi của Air Force One ở Kenya.

Theo quy định về an ninh của Nhà trắng, không bao giờ cho biết khoảng thời gian từ 40 đến 50 phút khi máy bay Tổng thống đến sân bay nào. Thông thường, sân bay và không phận quanh vùng cũng đóng cửa khi Air Force One đáp xuống cho tới lúc đoàn xe Tổng Thống rời khỏi đó.

Sở Đặc Vụ trách nhiệm về tất cả mọi vấn đề an ninh cho Tổng Thống nói rằng không thể có lời bình luận gì khi được Fox News phỏng vấn.

Kenya được coi là một nơi nguy hiểm, từng nhiều lần bị tấn công khủng bố bởi nhóm loạn quân Hồi giáo Al Shabaab đặt căn cứ tại nước láng giềng Somalia. Tháng 9/2013, nhóm này tấn công thương xá Westgate ở Nairobi, bắt giữ con tin và làm 67 người thiệt mạng. Sau hai năm tái thiết, thương xá mới chỉ vừa mở lại tuần trước.

Năm 2002, hai tên lửa vác vai đất đối không phóng lên một máy bay của hãng hàng không Israel trên không phận Kenya, tuy nhiên không trúng và Al-Qaeda nhận là tác giả vụ này. Al Shabaab được coi là có tên lửa phòng không.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đưa ra lời báo động là khủng bố có thể nhắm tấn công hội nghị thượng đỉnh ở Nairobi.

Trong khi đó chính quyền và dân chúng Kenya náo nức đón chào Tổng thống Obama, lần đầu tiên trở về Kenya từ khi là Thượng nghị sĩ Mỹ. Theo lịch trình, Tổng thống Obama sẽ đến Nairobi ngày 24/7, tham dự hội nghị kinh doanh quốc tế do Tổng thống Uhuru Kenyatta chủ trì.

Mỹ và Kenya hợp tác trong việc chống loạn quân khủng bố Al Shabaab. Kenya đưa quân qua Somalia và Mỹ dùng máy bay không người lái oanh kích.

Sau đó Tổng thống Obama sẽ đến Ethiopia trong chuyến công du hai nước châu Phi.

Nhật công bố 16 giàn khoan của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp

Chính phủ Nhật Bản hôm qua đã công bố một bản đồ và nhiều hình ảnh các giàn khoan được cho là do Trung Quốc xây dựng gần hải phận với Nhật Bản. Sự kiện này gây thêm trở ngại trong mối quan hệ song phương đã đầy căng thẳng.

Theo Tokyo, tổng số có 16 giàn khoan, trong đó có 12 giàn được thực hiện từ hai năm gần đây. Vào tháng 6/2008, cả hai nước đã ký một hiệp định cam kết cùng nhau phát triển vùng biển được cho là giàu khí đốt này. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, quan hệ hai nước ngày càng trở nên căng thẳng liên quan tới vấn đề chủ quyền biển đảo và việc khai thác trong khu vực.

Theo tuyên bố trước báo giới của phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản, ông Yoshihide Suga lấy làm tiếc là Trung Quốc đơn phương khai thác các nguồn tài nguyên trong khi đường hải phận còn chưa được chính thức thiết lập. Rất nhiều lần Nhật Bản đã phản đối thái độ của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh luôn từ chối nối lại đàm phán về bản hiệp định năm 2008, đồng thời vẫn tiếp tục một cách trắng trợn các hoạt động tại đây.

Nhật Bản đánh giá các vùng đặc quyền kinh tế của hai nước phải được phân định ranh giới rõ ràng bằng đường trung tuyến giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho rằng đường biên giới phải được lùi sâu hơn về phía quần đảo Nhật Bản.

Ngày 21/7 vừa qua, Nhật Bản đã tố cáo tham vọng biển đảo của Trung Quốc khiến Bắc Kinh tức giận và cho rằng Tokyo đang khích động thêm căng thẳng và thổi phồng cái gọi là “mối đe dọa Trung Quốc”.

Bắc Kinh bị cáo buộc đang tiến hành nhiều hoạt động bồi đắp tại Biển Đông, biến các rạn san hô thành hải cảng và nhiều công trình hạ tầng khác để lấn dần ra biển, đồng thời mở rộng chủ quyền bất chấp các nước láng giềng.

Trung Quốc cũng có chấp chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản trên hòn đảo không người ở Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, cả hai cường quốc châu Á đang thể hiện quan hệ gần gũi hơn trong những tháng vừa qua, thông qua hai cuộc gặp gỡ giữ Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ukraina tức tối vụ nghị sĩ Pháp thân Nga thăm Crưm

Một phái đoàn nghị sỹ Pháp thân Nga ngày 23/7 tới Moskva để thảo luận với Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Sergei Naryshkin, rồi sau đó sẽ đi Crưm.

Sau chuyến thăm nước này của các nghị sỹ Pháp, dự kiến một phái đoàn khác của Nghị viện châu Âu (EP) sẽ tới thăm Nga.

Hạ nghị sỹ Nga, đồng Chủ tịch phái đoàn Nga tại EP, ông Vasily Likhachev cho biết phái đoàn gồm 15 người thuộc nhóm có tên gọi "Ủng hộ cuộc đối thoại mới với Nga" được thành lập tại EP hồi cuối tháng 6 vừa qua.

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ngày 23/7 cho biết ông bị "sốc" trước thông tin các nghị sỹ nước này có ý định thăm bán đảo Crưm.

Giới chức Pháp xem chuyến thăm của các nghị sĩ nước này đến Crưm là một hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Ukraina tuyên bố, chuyến đi của các nghị sĩ Pháp đến Crưm là không tôn trọng luật pháp Ukraina và không thể không để lại hậu quả.

Trước đó, người đứng đầu Ủy ban Duma Quốc gia phụ trách các vấn đề quốc tế Alexei Pushkov tuyên bố rằng chuyến thăm của các nghị sĩ Pháp đến Crưm là một bước tiến lớn về chính trị, cho thấy rằng ở châu Âu có những lực lượng chính trị quan trọng có thể chứng tỏ khả năng vượt lên trên "những ý tưởng trừng phạt chật hẹp" và mong muốn tìm hiểu thực trạng trên bán đảo.

Philippines “săn” lao động trái phép, đa phần là người Trung Quốc

Nhà chức trách Philippines hôm qua cho biết 155 người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc, đang đối mặt với việc bị trục xuất sau khi bị bắt vì làm việc trái phép ở Philippines.

Những người nước ngoài bị bắt hôm 22/7 tại thành phố Pasay, ngay bên ngoài thủ đô Manila, nơi họ làm nhân viên tại những trung tâm tiếp nhận cuộc gọi hoặc điều hành cờ bạc trực tuyến, phát ngôn viên Elaine Tan của Cục Di trú Philippines cho biết trong một thông cáo.

Bà nói những người nước ngoài này đã không xuất trình giấy tờ cho thấy họ có thể làm việc một cách hợp pháp ở Philippines và sẽ bị buộc tội vi phạm luật di trú. Thông cáo cho biết hầu hết những người bị bắt là người Trung Quốc, nhưng không đưa ra một con số cụ thể.

Một quan chức khác của Cục Di trú Philippines nói những người nước ngoài sẽ bị câu lưu khoảng hai tuần trước khi bị trục xuất.

Theo hồ sơ di trú của Philippines, ít nhất 215 người nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, đã bị bắt giữ chỉ riêng năm ngoái vì không có thị thực làm việc, và 58 người khác bị bắt vào tháng 1/2015. Quan chức này nói rằng con số đó chỉ là những người bị bắt giữ trong “những hoạt động lớn” và không tính những vụ bắt giữ lẻ tẻ chỉ một hoặc hai người vi phạm luật di trú.

Cục Di trú nói 659 người nước ngoài, trong đó có 80 người là nghi phạm hình sự và kẻ đào tẩu, bị bắt vào năm 2013.

THẾ GIỚI 24H: Báo Mỹ bình luận về cuộc hội đàm giữa Tổng thống Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng THẾ GIỚI 24H: Báo Mỹ bình luận về cuộc hội đàm giữa Tổng thống Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cơ hội để Tổng thống Obama học hỏi về cuộc chiến bị bỏ lỡ Cơ hội để Tổng thống Obama học hỏi về cuộc chiến bị bỏ lỡ
Bà Hillary Clinton cản đường Tổng thống Obama Bà Hillary Clinton cản đường Tổng thống Obama
Tổng thống Mỹ Obama gửi thư cho Tổng thống Mỹ Obama gửi thư cho "thần đồng" Đỗ Nhật Nam

Hình ảnh ấn tượng

THẾ GIỚI 24H: Hành trình về quê cha của Obama bị bại lộ
Hai người phụ nữ Pakistan đi cáp treo vượt qua dòng suối ngập nước do mưa lớn ở Rawalpindi, Pakistan ngày 23/7

G.K

Năng lượng Mới