Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:

Cơ hội để Tổng thống Obama học hỏi về cuộc chiến bị bỏ lỡ

19:00 | 07/07/2015

Theo dõi PetroTimes trên
|
Di chứng về cuộc chiến tranh Việt Nam đã phủ bóng mạnh mẽ lên chính sách đối ngoại của Mỹ trong một thời gian dài. Nhưng nay, sau 40 năm kết thúc chiến tranh, Nhà Trắng đã nhìn thấy Việt Nam như là một đối tác tiềm năng.
Cơ hội để Tổng thống Obama học hỏi về cuộc chiến bị bỏ lỡ
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng

Xung quanh chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – chuyến thăm Mỹ chính thức đầu tiên của một lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam sau 40 năm kết thúc chiến tranh và kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ Việt - Mỹ, báo giới quốc tế đã dành nhiều sự quan tâm, đưa tin và bình luận.

Đáng chú ý, có bài viết mang tựa đề “Chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Cơ hội để Tổng thống Obama học hỏi về cuộc chiến mà ông bỏ lỡ” của tác giả George E. Condon Jr trên trang National Journal.

Trong cuốn sách này, tác giả đã sử dụng nhiều ý kiến, phân tích từ những người thân cận với Tổng thống Obama, của các nhà báo chuyên nghiên cứu về tác động Việt Nam đối với các chính sách của ông Obama, cũng như những tự sự của chính ông viết trong các cuốn sách.

Cây bút này viết: “Sự kiện Tổng thống Obama tiếp đón lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu dục (ở Nhà Trắng) hôm 7/7, là một bước đi mới nhất trong nỗ lực gần như suốt đời của ông để hiểu thấu một cuộc chiến tranh mà ông còn quá trẻ để hiểu đầy đủ, nhưng vẫn còn phủ bóng mạnh mẽ lên chính sách đối ngoại của nước Mỹ”.

Và bây giờ, “khi mà Việt Nam đang là một thành viên của Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhà Trắng đã nhìn thấy Việt Nam như là một đối tác tiềm năng trong khu vực sau 40 năm kết thúc chiến tranh”.

Tác giả George E. Condon Jr dẫn lời ông David Axelrod - một trong những cố vấn chính trị lâu năm của ông Obama: “Là tổng thống Mỹ đầu tiên sinh ra vào thời hậu chiến tranh Việt Nam, quan điểm chính trị của ông (Obama) không bị định hình bởi cuộc chiến đó và ông không bị lôi kéo vào những tranh cãi xung quanh nó”.

Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, người từng sống ở Indonesia vào năm 1967 năm 6 tuổi và chuyển tới Hawaii vào lúc 9 tuổi, thừa nhận rằng, ông không bị ảnh hưởng bởi các cuộc tranh cãi ở nước Mỹ về việc can dự vào cuộc chiến ở Việt Nam, cũng như biểu tình ồn ào chống chiến tranh ở lục địa Hoa Kỳ.

“Khi đó, tôi còn quá trẻ để nắm bắt đầy đủ bản chất của những “biến động xã hội” đang tàn phá đất nước Mỹ… nhưng tôi “luôn luôn cảm thấy một mối quan hệ kỳ lạ với những năm 60 (của thế kỷ trước)”, ông Obama viết trong cuốn sách “The Audacity of Hope” (tạm dịch: “Hy vọng táo bạo”) xuất bản hồi năm 2006.

Cơ hội để Tổng thống Obama học hỏi về cuộc chiến bị bỏ lỡ
Trong cuốn sách “The Audacity of Hope” (Hy vọng táo bạo), ông Obama đã chia sẻ khá nhiều suy nghĩ của ông về cuộc Chiến tranh Việt Nam

Vì không có ký ức cá nhân nào về cuộc chiến nên ông Obama đã phải trải qua một “hành trình dài” để tìm hiểu những gì đã xảy ra vào những năm 60 đó. “Sự hiểu biết của tôi về những năm 60 chủ yếu là kết quả của việc tìm hiểu, điều tra của riêng tôi” – ông Obama viết trong “The Audacity of Hope”.

Tuy nhiên, theo tác giả bài viết, ý muốn rút ra các bài học từ chiến tranh Việt Nam không có nghĩa là ông Obama lúc nào cũng muốn nghe về nó.

Bài viết dẫn lời nhà báo Marvin Kalb – phóng viên lâu năm của hãng tin CBS và NBC, tác giả cuốn “Haunting Legacy: Vietnam and the American Presidency from Ford to Obama” (tạm dịch: “Di chứng ám ảnh: Cuộc chiến Việt Nam và các đời Tổng thống Mỹ từ Ford đến Obama”), nói ông Obama đã nhiều lần tỏ ra khó chịu khi các cố vấn của mình, đặc biệt là Richard Holbrooke, liên tục lấy Việt Nam làm ví dụ trong các cuộc thảo luận về Iraq và Afghanistan.

Ông Obama cũng nhiều lần chỉ trích các ý kiến cho rằng việc Mỹ tăng quân ở Afghanistan có thể so sánh với hành động leo thang của Tổng thống Johnson tại Việt Nam. Cũng trong cuốn “The Audacity of Hope”, ông Obama viết “Osama bin Laden không phải Hồ Chí Minh”. Trong một cuộc phỏng vấn với báo The New York Times vào năm 2009, ông cũng tái khẳng định "Afghanistan không phải là Việt Nam".

Vào năm 2012, ông đã chọn đọc diễn văn Ngày Tưởng niệm tại Tượng đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam. Tại đây, ông đã đề cập tới sự “phức tạp” của cuộc chiến và gọi đây là một trong những “chương đau đớn nhất trong lịch sử của chúng ta”. Phát biểu này cho thấy bản thân ông cũng đang tìm cách hiểu những bài học từ cuộc chiến này.

“Bản thân Obama không nhập ngũ, nhưng ông là người thông minh, ông hiểu những gì nước Mỹ đã trải qua và đây là một cuộc chiến mà ông không muốn lặp lại”, bài viết dẫn lời nhà báo Kalb.

“Điều đó giải thích khá nhiều chính sách của ông Obama ngày nay. Ông không ủng hộ việc triển khai quân đội Mỹ tại bất cứ đâu trên thế giới vì ông muốn nhìn thấy bằng chứng rằng mọi thứ sẽ khác với những gì đã xảy ra tại Việt Nam”.

Những ai ngăn cản cuộc chiến leo thang?

Những ai ngăn cản cuộc chiến leo thang?

Ai đưa cỗ máy chiến tranh Mỹ đến Việt Nam là câu chuyện dài, rất dài, nhưng những ai khiến Nội các Lyndon Johnson đi đến quyết định rút dần khỏi Việt Nam là câu chuyện chỉ xảy ra trong vài tháng. Chỉ vài tháng, sau sự kiện Mậu thân 1968, cuộc tham chiến của Mỹ tại Việt Nam đã bắt đầu được định đoạt, từ những bàn tính trong Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao…

IBM và cuộc chiến ở Việt Nam trước 1975

IBM và cuộc chiến ở Việt Nam trước 1975

Trong nhiều tài liệu mới liên quan đề tài chiến tranh Việt Nam, có một thông tin trước nay ít được đề cập. Đó là bộ máy kỹ thuật vi tính trong guồng máy chiến tranh Mỹ tại chiến trường Việt Nam, trong đó có chuyên gia máy tính thuộc Công ty IBM (International Business Machines). Họ đến Việt Nam với sứ mạng gì?

Hồ sơ chiến tranh Việt Nam: Ngoại giao Mỹ lấn sân CIA

Hồ sơ chiến tranh Việt Nam: Ngoại giao Mỹ lấn sân CIA

Không chỉ Cục Tình báo Trung ương (CIA), Cơ quan Quân báo quốc phòng (DIA) thuộc Lầu Năm Góc, Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) và Văn phòng Do thám quốc gia (NRO), Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tham gia tình báo thời chiến tranh Việt Nam. Đây là một trong những bí mật dai dẳng và chỉ được công bố mới đây, dựa vào tài liệu giải mật được đăng trên website Cục Tàng thư Quốc gia Hoa Kỳ. Cụ thể, Bộ Ngoại giao Mỹ làm gì trong cuộc chiến tại Việt Nam?

Những bức ảnh hiếm về chiến tranh ở Việt Nam

Những bức ảnh hiếm về chiến tranh ở Việt Nam

Sau 45 năm để những kỷ niệm đau buồn về cuộc chiến ở Việt Nam "ngủ quên", một cựu binh Mỹ đã lần đầu tiên tiết lộ những bức ảnh mà ông chụp trong suốt gần một năm khi tham chiến ở Việt Nam và được giao nhiệm vụ chụp hình cho các báo Mỹ.

Linh Phương

Năng Lượng Mới