Thái Lan "phá hủy" hàng chục nhà máy mía đường Việt Nam như thế nào?
Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước để phát huy tối đa nội lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng, đặc biệt đang trong quá trình thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Điều này giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường, gia tăng giá trị xuất khẩu.
Đường nhập lậu tràn ngập - Mía đường Việt Nam thực sự lâm nguy. |
Nhưng ở khía cạnh ngược lại cùng với cơ hội là những thách thức rất lớn cho các ngành, doanh nghiệp khi áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng. Trong đó không chỉ là sự cạnh tranh sòng phẳng bởi giá cả, chất lượng mà còn có cả những chiêu trò như trợ giá, lẩn tránh các biện pháp thương mại (trốn thuế)...
Mía đường là ngành có liên quan tới đời sống của nhiều người dân nên nhận được sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ trong quá trình đàm phán hội nhập với lộ trình cắt giảm thuế quan dài nhất. Riêng với Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đường là mặt hàng có thời hạn cắt giảm thuế lâu nhất, thậm chí Việt Nam xin lùi thời hạn cắt giảm thuế thêm 2 năm so với cam kết ban đầu.
Năm 2020, Việt Nam bắt đầu thực thi cam kết trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với ngành mía đường với thuế nhập khẩu ở mức 5%. Từ đó, đường nhập khẩu từ các nước ASEAN, trong đó chủ yếu từ Thái Lan, đã tăng nhanh chóng. Năm 2020, nhập khẩu đường từ Thái Lan đạt gần 1,5 triệu tấn, tăng 330% so với năm 2019.
Đường nhập khẩu từ Thái Lan với khối lượng lớn và giá rẻ đã gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước. Có những dấu hiệu cho thấy đường Thái Lan bán với giá rất rẻ do bán phá giá và nhận được trợ cấp từ Chính phủ Thái Lan.
Theo thống kê của Hiệp hội mía đường Việt Nam, trước khi ngành đường thực thi ATIGA, Việt Nam có 41 nhà máy sản xuất đường. Đến năm 2020 chỉ có 30 nhà máy còn hoạt động, 11 nhà máy đã buộc phải đóng cửa.
Trong 30 nhà máy đang hoạt động, 17 nhà máy bị thua lỗ. Khoảng 3.300 người lao động đã bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng do khó khăn của ngành sản xuất đường trong nước. Diện tích trồng mía bị thu hẹp đáng kể do thu nhập từ cây mía không đảm bảo cuộc sống của người nông dân. Cho đến nay vẫn chưa có một tổ chức hay cơ quan chức năng nào đưa ra con số thống kê cụ thể những thiệt hại mà ngành mía đường Việt Nam, người nông dân trồng mía phải chịu trong hơn 2 năm qua.
Trước tình hình đó, 6 nhà máy đường với đại diện là Hiệp hội mía đường Việt Nam đã nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía xuất xứ từ Thái Lan.
Sau quá trình điều tra kỹ lưỡng, ngày 15/6/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT, áp dụng mức thuế phòng vệ thương mại (PVTM) là 47,64% đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam.
Do bị áp dụng biện pháp PVTM, lượng đường nhập khẩu Thái Lan từ tháng 3/2021 giảm tới 75%. Điều này làm giảm tác động cạnh tranh không lành mạnh của đường Thái Lan đối ngành sản xuất trong nước, từ đó giúp giá đường sản xuất trong nước tăng lên, giá thu mua mía của nông dân cũng tăng thêm từ 100.000 đến 200.000 đồng/tấn.
Bộ Công Thương đang khẩn trương điều tra đường mía Thái Lan "cố tình trốn thuế". |
Chưa hết, ngay sau khi Việt Nam quyết định đánh thuế chống phá giá với đường mía Thái Lan thì lập tức số liệu nhập khẩu của cơ quan hải quan cho thấy, lượng nhập khẩu đường được khai báo là có xuất xứ từ 5 nước ASEAN (Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Myamar) trong giai đoạn sau khi Việt Nam khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường mía từ Thái Lan (từ tháng 10/2020 đến tháng 6/2021) đã tăng mạnh so với giai đoạn 9 tháng trước đó, lượng nhập khẩu tăng từ 107.600 tấn lên 527.200 tấn. Trong khi đó, lượng nhập khẩu đường có xuất xứ từ Thái Lan vào Việt Nam đã giảm gần 38%, từ 955.500 tấn xuống còn 595.000 tấn.
Cục Phòng vệ thương mại cho biết, ngay sau khi lượng đường nhập khẩu từ một số nước ASEAN (ngoài Thái Lan) có dấu hiệu gia tăng, Bộ Công Thương đã chủ động tham vấn, hỗ trợ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng như ngành sản xuất đường mía trong nước thu thập thông tin, số liệu, xây dựng hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với sản phẩm đường mía. Hồ sơ của ngành sản xuất trong nước đã cung cấp một số thông tin, bằng chứng cho thấy có dấu hiệu về việc lẩn tránh biện pháp PVTM qua 5 nước ASEAN nói trên, đặc biệt là lượng nhập khẩu gia tăng đột biến từ 5 nước ASEAN.
Đến nay, sau khi khởi xướng điều tra, Bộ Công Thương đã gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá, làm rõ các nội dung cáo buộc cũng như điều tra các hành vi lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp. Bộ Công Thương cũng sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc.
Có thể thấy rằng, PVTM là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp và các ngành sản xuất trong nước trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu. Đây được ví như biện pháp hiệu quả giúp “hồi sức” cho ngành mía đường nước ta, từng bước phục hồi vùng nguyên liệu của người nông dân và các doanh nghiệp sản xuất mía đường, đồng thời giảm áp lực cho các doanh nghiệp mía đường trong nước.
Nhưng đâu đó vẫn còn những khó khăn, thách thức mà nhiều ngành công nghiệp nước ta gặp phải khi đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh từ sản phẩm nhập khẩu cũng như những tác động của biện pháp PVTM mà Việt Nam áp dụng đối với một số sản phẩm đường mía Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam. Trong đó phải kể đến như việc áp dụng biện pháp PVTM quá chậm (mất tới 18 tháng mới áp thuế chống phá giá), chưa có thống kê thiệt hại cụ thể cũng như cáo buộc đòi bồi thường đối với các doanh nghiệp (nhập khẩu, phân phối) gian lận thương mại...
Thành Công
Chính thức điều tra đường mía Thái Lan "cố tình trốn thuế" | |
Đường nhập khẩu vào Việt Nam có dấu hiệu lẩn tránh phòng vệ thương mại! | |
Bộ Công Thương áp thuế chống phá giá đường mía Thái Lan |
-
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
-
BP bán cổ phần trong hoạt động kinh doanh gió ngoài khơi
-
Giá dầu hôm nay (21/10): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 21/10: Giá dầu sáng nay tăng nhẹ